Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh sởi có lây không là một vấn đề mà nhiều người quan ngại, lý do là bởi tỉ lệ người mắc bệnh này ngày một tăng với tình trạng diễn biến rất bất thường.
Sởi là căn bệnh thường xảy ra theo mùa, chủ yếu là đầu mùa xuân, bệnh diễn ra theo từng nhóm và mức độ lây lan nhanh chóng nên dễ tạo thành dịch trên diện rộng. Đối tượng dễ mắc sởi là trẻ em từ 10 – 15 tuổi, người già, tuy nhiên những đối tượng khác cũng dễ dàng mắc sởi nếu không biết cách phòng tránh.
Bệnh sởi do loại virus ARN thuộc chi Morbilivirus, nằm trong họ Paramyxoviridae gây ra. Hiện nay, người ta chỉ mới phát hiện một tuýp huyết thanh virus sởi. Trong giai đoạn vừa mắc bệnh và vài ngày sau khi phát ban, virus sởi có thể tìm thấy trong dịch tiết mũi hầu, máu và nước tiểu của bệnh nhân. Loại virus này có thể hoạt động đến 34 giờ ở nhiệt độ phòng.
Khi một người bị bệnh sởi, việc hắt hơi, sổ mũi, phát ban sởi hoặc ho rất dễ làm cho virus phát tán nhanh trong không khí. Vì vậy, bệnh sởi là một bệnh rất dễ lây lan với tốc độ rất nhanh, chủ yếu qua đường hô hấp và khi tiếp xúc với những đồ vật có chứa virus.
Theo thống kê của Tổ chức y tế Thế giới, chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm 2014, đã ghi nhận hơn 56.000 trường hợp mắc sởi, tại 75 vùng lãnh thổ trên thế giới. Các quốc gia có số người nhiễm bệnh cao là: Philippines với hơn 17.600 ca và 69 trường hợp tử vong (đã tuyên bố dịch), Trung Quốc với 26.000 ca mắc. Theo đó, cứ mỗi một giờ trôi qua, trên toàn thế giới có 14 trẻ tử vong do sởi.
Một trong những cách phòng tránh bệnh sởi tối ưu nhất là mọi người nên chú ý quét dọn nhà cửa sạch sẽ, lau nhà bằng dung dịch tiệt trùng mỗi ngày một lần, nhất là những khu vực trẻ nhỏ thường hay ngồi chơi, nhà vệ sinh … Các thành viên trong gia đình cũng nên vệ sinh thân thể sạch sẽ, thay quần áo mới mỗi ngày, chăn ga nên được giặt sạch sẽ hằng tuần và phơi ngoài nắng để tiêu diệt vi khuẩn.
Luôn đeo khẩu trang khi đi ra đường, tốt nhất là đeo loại khẩu trang y tế dùng một lần để đảm bảo chất lượng. Nếu sử dụng khẩu trang vải thì cần thay giặt mỗi ngày 1-2 lần để loại bỏ vi khuẩn. Cần hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc bệnh, nếu nghi ngờ bản thân đã tiếp xúc với người đang mắc bệnh cúm, sởi,… thì cần phải vệ sinh sạch và thay quần áo mới trước khi tiếp xúc với người khác trong gia đình.
Ngoài việc tuyên truyền, tăng cường nhận thức của mọi người về sự nguy hiểm cũng như cách phòng tránh và điều trị bệnh sởi hiệu quả. Mỗi cá nhân cũng cần xây dựng cho mình một chố độ ăn uống, luyện tập và sinh hoạt hợp lý. Nên tăng cường các loại hoa quả bổ sung vitamin nhất là vitamin C như cam, bưởi, quýt, kiwi,… để hệ miễn dịch được khỏe mạnh, từ đó có thể chống lại sự xâm nhập của virus.
Bảo Hân
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.