Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiến tạng là hành động mang đầy tính nhân văn ngày càng được nhiều người hưởng ứng. Tuy nhiên, hiến tạng vẫn là hành động xa lạ với hầu hết người Việt. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp tò mò về quy trình hiến tạng.
Hiến tạng là hành động một cá nhân tự nguyện hiến mô và bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết hoặc chết não nhằm phục vụ nghiên cứu hay cấy ghép nội tạng cho người khác. Quy trình hiến tạng cần tuân thủ các quy định của Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006.
Muốn đăng ký hiến tạng, người muốn hiến cần thỏa điều kiện được quy định trong Điều 5 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 như sau:
Theo điều kiện này, ngay cả những người cao tuổi cũng có thể đăng ký hiến tạng sau khi chết hoặc chết não. Các bác sĩ cho rằng không có ai quá già để làm việc này. Và những cơ quan nội tạng của tất cả chúng ta đều có thể giúp ích cho nghiên cứu khoa học hoặc cứu sống những bệnh nhân khác.
Trong quy trình hiến tạng, đây là bước quan trọng nhất để những người đủ điều kiện có thể thực hiện mong muốn đầy tình nhân văn của mình. Người có nguyện vọng hiến tạng có thể đăng ký hiến tạng bằng các cách sau:
Cách 1: Đăng ký trực tiếp
Người muốn hiến tạng ở miền Bắc có thể đến trực tiếp Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, (phòng 230, Nhà C2, Bệnh viện Việt Đức, số 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội) để đăng ký hiến tạng. Thời gian làm việc của trung tâm là giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, trừ những dịp nghỉ lễ theo quy định của nhà nước.
Người muốn hiến tạng ở khu vực miễn Nam có thể đến trực tiếp Bệnh viện Chợ Rẫy (201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP HCM) để đăng ký.
Khi đến đăng ký trực tiếp, người muốn hiến tạng cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
Cách 2: Đăng ký qua bưu điện
Quy trình hiến tạng cũng cho phép người có nguyện vọng hiến tạng đăng ký qua bưu điện. Theo đó, người muốn hiến tạng cần làm theo các bước:
Địa chỉ nhận đơn đăng ký hiến tạng qua đường bưu điện: Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia - Phòng 230, Nhà C2, Bệnh viện Việt Đức (40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Trong bì thư, người đăng ký hiến tạng cần gửi kèm: 1 ảnh thẻ mọi kích thước, 1 bản photo CMND/CCCD/hộ chiếu không cần công chứng.
Cách 3: Đăng ký hiến tạng online
Cách nhanh chóng và tiện lợi nhất là đăng ký hiến tạng online. Theo đó, người muốn hiến tạng có thể truy cập trang web chính thức của Trung tâm Điều phối Quốc gia. Góc phải màn hình có phần "Đăng ký hiến tặng". Sau khi bấm chọn, bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn là đăng ký thành công.
Bước tiếp theo của quy trình hiến tạng là Trung tâm Điều phối Quốc tiếp nhận thông tin về người đăng ký hiến tạng và tiến hành cấp thẻ. Tại thời điểm đăng ký, người muốn hiến tạng không cần làm bất cứ xét nghiệm hay biện pháp kiểm tra sức khỏe nào cả. Việc đăng ký và cấp thẻ đăng ký hiến tạng là hoàn toàn miễn phí. Sau khoảng 2 - 4 tuần từ thời điểm gửi đơn đăng ký hiến tạng, người đăng ký sẽ nhận được thẻ ghi nhận.
Khi người đăng ký hiến tạng gặp một trong các trường hợp bệnh nặng, bị tai nạn, được chẩn đoán tiên lượng nặng không qua khỏi, người nhà sẽ báo cho đơn vị điều phối hiến tạng qua hotline 0913 677 016.
Đơn vị điều phối sẽ tiếp nhận thông tin, đánh giá, phối hợp, hỗ trợ điều trị cho người đăng ký hiến tạng nếu còn khả năng điều trị. Nếu tình trạng bệnh không còn khả năng điều trị, đơn vị điều phối sẽ đánh giá nguyên nhân dẫn đến tử vong xem người đăng ký hiến tạng có chống chỉ định hiến tạng hay không? Tạng có chọn được người ghép phù hợp hay không?...
Nếu đáp ứng đủ điều kiện hiến tạng, việc nhận tạng cần diễn ra trong vòng 12 đến 48 giờ.
Xoay quanh quy trình hiến tạng tại Việt Nam còn nhiều thắc mắc. Trong phạm vi bài viết này, Long Châu sẽ giải đáp những thắc mắc thường gặp nhất.
Theo quy định tại Điều 4 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận trên cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006: Thông tin liên quan đến người hiến tạng và người được ghép tạng cần được giữ bí mật. Ngoại trừ các trường hợp người hiến tạng và người nhận tạng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Điều 17 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 quy định về quyền lợi của người hiến tạng như sau:
Theo quy định trong Thông tư 104/2017/TT-BTC, người hiến tạng khi còn sống được hưởng các chế độ sau khi khám sức khỏe định kỳ:
Trên đây là toàn bộ quy trình hiến tạng và những thắc mắc thường gặp liên quan đến việc hiến tạng. Nếu đủ điều kiện và sẵn sàng đăng ký hiến tạng, bạn hãy áp dụng những cách trên đây nhé!
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.