Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiến tạng và hiến xác đều là những hành động cống hiến cho y học và được thực hiện hoàn toàn trên nguyên tắc tự nguyện. Vậy hiến tạng và hiến xác khác nhau thế nào?
Hiến tạng và hiến xác không còn là một khái niệm quá xa lạ trong xã hội hiện đại. Hoạt động hiến tạng và hiến xác đều được quy định rõ trong Luật… và phải được thực hiện đúng pháp luật. Bạn đã biết hiến tạng và hiến xác khác nhau thế nào? Giống nhau thế nào chưa?
Hiến tạng và hiến xác đều là hai hành động tự nguyện mang ý nghĩa nhân văn cao cả và tuân thủ mọi quy định trong “Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006”. Theo đó, bất kể hành vi nào vi phạm đến điều, khoản trong Luật đều được nghiêm cấm tuyệt đối. Dù là hành động mang tính chất tự nguyện nhưng quy trình hiến tạng và hiến xác đều phải tuân thủ pháp luật và chịu sự giám sát của pháp luật Việt Nam.
Hiến tạng và hiến xác đều giống nhau về điều kiện đăng ký. Bất kể ai chỉ cần đủ 18 tuổi và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là có thể tự nguyện đăng ký tham gia hiến tạng, hiến xác. Những đối tượng này khi đăng ký hiến tạng, hiến xác không cần có sự đồng ý của người thân trong gia đình.
Một điểm chung khác giữa hiến tạng và hiến xác là đều được thực hiện trên tinh thần tự nguyện và tinh thần tương thân tương ái. Pháp luật nước ta nghiêm cấm mọi hành vi liên quan đến mua bán tạng hay xác. Hiến tạng và hiến xác là hành động mang tính nhân văn cao cả với mong muốn cho đi và cống hiến chứ không vì lợi ích cá nhân.
Trên đây là những điểm giống nhau giữa hiến tạng và hiến xác. Vậy hiến tạng và hiến xác khác nhau thế nào?
Hiến tạng: Hiến tạng là việc một cá nhân nào đó tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể mình khi còn sống, sau khi chết hoặc chết não. Mô và bộ phận cơ thể có thể là thận, tim, gan, phổi, ruột…
Hiến xác: Hiến xác là việc một cá nhân nào đó tự nguyện hiến xác của mình sau khi chết.
Người đăng ký hiến tạng có thể thực hiện việc này ngay cả khi còn sống, khi chết hoặc khi chết não. Người hiến tặng khi còn sống có thể hiến một phần gan, một thận, một phổi, một phần tuyến tụy hoặc một phần ruột. Người hiến tạng khi chết hoặc chết não có thể hiến cả thận, phổi, tim, gan, tụy. Người đăng ký hiến xác có thể thực hiện nguyện vọng của mình sau khi đã qua đời.
Hiến tạng và hiến xác khác nhau thế nào? Đó còn là sự khác biệt về mục đích. Hiến tạng nhằm mục đích:
Một người hiến tạng có thể cứu sống 8 - 10 bệnh nhân khác nhau. Tính đến tháng 2 năm 2022, Việt Nam đã thực hiện 6.286 ca ghép mô, tạng. Trong số đó, trường hợp nhiều nhất vẫn là ghép thận, sau đó là ghép gan và ghép tim.
Còn mục đích của hiến xác là phục vụ cho mục đích nghiên cứu, giảng dạy khóa học của các cơ quan có thẩm quyền.
Dù đăng ký hiến tạng hay hiến xác, người có nguyện vọng hiến tặng cũng cần làm đơn đăng ký. Tùy mục đích hiến tặng sẽ có những mẫu đơn khác nhau gồm: Mẫu đơn hiến tạng ở người sống; mẫu đơn hiến tạng ở người sau khi chết; mẫu đơn hiến xác.
Quy trình đăng ký hiến tạng ở người sống được quy định tại Điều 12 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006:
Quy trình đăng ký hiến tạng ở người sau khi chết được quy định tại Điều 18 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006. Các bước đăng ký tương tự như trên chỉ khác:
Hiến tạng và hiến xác khác nhau thế nào? Cùng tìm hiểu quy trình đăng ký hiến xác để có cái nhìn toàn diện nhất bạn nhé!
Quy trình đăng ký hiến xác sau khi chết được quy định tại Điều 19 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006:
Vậy hiến tạng và hiến xác khác nhau thế nào? Có thể thấy, hiến tạng hay hiến xác đều là những hành động mang tính nhân văn cao cả. Nếu như hiến tạng chủ yếu để phục vụ cho việc cứu sống các bệnh nhân thì hiến xác chủ yếu phục vụ cho các nghiên cứu khoa học.
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.