Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Hiện tượng mắt bé bị đổ ghèn có nguy hiểm không?

Ngày 28/03/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Mắt bé bị đổ ghèn là triệu chứng thường gặp ở nhiều trẻ sơ sinh khiến cho bé bị khó chịu và khó mở mắt khi mới ngủ dậy. Vậy khi mắt bé gặp tình trạng này, cha mẹ nên làm gì để loại bỏ ghèn trong mắt bé một cách an toàn và nhanh chóng?

Hiện tượng mắt bé bị đổ ghèn không phải là tình trạng hiếm gặp, đây còn là căn bệnh phổ biến mà hầu như trẻ sơ sinh nào cũng mắc phải. Tuy nhiên, nếu mắt có ít ghèn thì không sao, nhưng nếu lượng ghèn đổ nhiều và làm ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt của bé thì cha mẹ nên cho bé đi khám ngay lập tức vì đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó.

Vậy mắt bị đổ ghèn gì và làm sao để chấm dứt căn bệnh này? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Mắt bé bị đổ ghèn là như thế nào?

Trẻ sơ sinh bị đổ ghèn mắt là do một ống tuyến lệ bị tắc nghẽn, làm cho nước mắt không thể chảy ra được. Vì nước mắt được hình thành trong tuyến lệ nên nó có nhiệm vụ làm sạch và bôi trơn các bề mặt xung quanh mắt.

Hiện tượng mắt bé bị đổ ghèn có nguy hiểm không? 1

Mắt bé bị đổ ghèn có thể là dấu hiệu cảnh báo mắt bé đang bị tổn thương

Khi bé chớp mắt, mí mắt đẩy dịch nước mắt vào những ống dẫn tuyến lệ đó, sau đó mới chảy vào mũi. Nếu ống dẫn nước bị tắc thì dịch không thể nào chảy ra khỏi bề mặt của mắt được, từ đó gây ra hiện tượng dịch nhầy đọng lại ở các khóe và làm xuất hiện ghèn.

Các phương pháp điều trị bệnh ghèn mắt cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Điều trị ngay tại nhà

Ghèn mắt xuất hiện là do ống dẫn nước bị tắc, chính vì vậy mà cha mẹ không cần quá lo lắng đâu vì nó sẽ tự biến mất sau 4 đến 6 tháng. Cha mẹ có thể chữa trị cho con ngay tại nhà bằng cách sử dụng nước ấm hoặc nước muối rồi nhúng một miếng gạc sạch hoặc miếng vải mềm vào đó, sau đó lau nhẹ nhàng quanh vùng mắt của bé.

Cha mẹ nên lưu ý là trước khi lau mắt cho con, hãy đảm bảo rằng tay của cha mẹ đã được vệ sinh sạch sẽ nhé. Khi dùng miếng gạc để lau cho bé thì chỉ nên sử dụng mỗi lần một miếng, không nên tái sử dụng tránh gây lây nhiễm ra các vùng xung quanh.

Mát-xa ống tuyến lệ

Ống tuyến lệ cần được lưu thông để tình trạng ghèn mắt không còn xuất hiện nữa, cha mẹ hãy thực hiện theo các bước sau:

  • Đầu tiên, lấy ngón tay trỏ ấn nhẹ vào sống mũi bên trong của bé, bên cạnh ống tuyến lệ bị tắc.
  • Thực hiện động tác vuốt hướng xuống bằng ngón tay dọc theo mũi từ 2 đến 3 lần. Lưu ý nên thực hiện nhẹ nhàng và chắc chắn.
  • Massage 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và buổi tối.
  • Nếu thực hiện động tác xong mà thấy mũi của bé có dấu hiệu bị đỏ hoặc sưng tấy, hãy dừng ngay hành động đó lại và ngay lập tức cho bé đi khám bác sĩ.

Đi khám bác sĩ

Nếu cha mẹ thấy con mình bị đổ ghèn nhiều hoặc nước mắt chảy nhiều thì nên cho con đi khám bác sĩ nha khoa ngay lập tức để tìm ra nguyên nhân của nguồn bệnh. Hoặc nếu trẻ có những dấu hiệu nhiễm trùng mắt như đau mắt đỏ, sưng húp, sưng mí mắt, xuất hiện mủ vàng hoặc mủ xanh,... thì cũng nên đi khám nhanh để bảo vệ sức khỏe cho bé nhé.

Hiện tượng mắt bé bị đổ ghèn có nguy hiểm không? 2

Cho bé đi khám bác sĩ để có những phương pháp điều trị bệnh phù hợp

Sử dụng thuốc để điều trị

Nếu mắt bé tích tụ nhiều ghèn nhưng chỉ ở mức độ nhẹ thì cha mẹ có thể dùng khăn sạch đã ngâm qua nước ấm hoặc nước muối rồi đặt lên vùng mí mắt và lông mi trong khoảng vài phút. Sau đó lau nhẹ nhàng ở vùng mắt để loại bỏ ghèn.

Hiện tượng mắt bé bị đổ ghèn có nguy hiểm không? 3

Dùng miếng gạc đã thấm nước muối sinh lý để loại bỏ ghèn ở mắt bé

Hãy nhờ tới sự trợ giúp của các bác sĩ chuyên gia nếu tình trạng đổ ghèn ở bé không đỡ. Tùy thuộc vào tình hình và nguyên nhân gây ra bệnh thì bác sĩ có thể kê các đơn thuốc khác nhau:

  • Do dị ứng: Sử dụng thuốc nhỏ mắt, kết hợp cùng thuốc kháng histamin.
  • Do nhiễm nấm, vi khuẩn, virus: Sử dụng thuốc nhỏ mắt cùng với theo thuốc mỡ kháng nấm, kháng sinh, kháng virus.
  • Do lẹo mắt, tắc tuyến lệ: Có thể sẽ phải thực hiện phẫu thuật để điều trị bệnh.

Những lưu ý khi chăm sóc cho mắt bé bị đổ ghèn

Sẽ có các phương pháp chăm sóc khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp mắc bệnh. Để loại bỏ ghèn ở mắt bé, cha mẹ hãy lưu ý một số điều sau:

  • Sử dụng bông gòn nhúng vào nước ấm pha và pha thêm một ít muối rồi lau mắt cho bé thật nhẹ nhàng.
  • Chỉ lau phần mắt bị ghèn, một ngày vệ sinh mắt 2 đến 3 lần. Nếu thấy ghèn xuất hiện nhiều quá thì có thể lau luôn.
  • Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mắt cho bé, tuy nhiên, phương pháp này cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước.
  • Một số trường hợp như bé bị đau mắt đỏ, đổ nhiều ghèn, sáng ngủ dậy có nhiều ghèn hơn, ghèn của bé có màu xanh hoặc vàng,... thì cha mẹ nên dùng miếng gạc để lau ghèn cho mắt ít nhất 2 lần trở lên trong một ngày để làm sạch mắt.
  • Nếu bé chỉ bị đau 1 bên mắt thì chỉ nên sử dụng thuốc ở phần mắt bị đau, không nên tra ở cả hai bên mắt vì nó làm tăng nguy cơ mắt bị nhiễm khuẩn.
  • Luôn vệ sinh tay chân cho bé thường xuyên và đeo bao tay cho bé để bé không dụi vào mắt.
  • Nếu có những biểu hiện lạ hoặc bệnh ngày càng nặng, hãy cho bé đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
  • Không được sử dụng các bài thuốc dân gian không có sự kiểm định rõ ràng vì có thể nó sẽ làm cho mắt bé bị tổn thương.

Nhà thuốc Long Châu hy vọng rằng những thông tin về mắt bé bị đổ ghèn trong bài viết trên sẽ có ích đối với cha mẹ có con nhỏ bị mắc bệnh đổ ghèn. Nếu bạn có điều gì thắc mắc muốn được chúng tôi giải đáp, hãy liên hệ ngay với số hotline nhé.

Tạ Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Trần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin