Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Hiện tượng phỏng dạ có phải là thủy đậu không?

Ngày 23/03/2018
Kích thước chữ

Nhiều người vẫn đang thắc mắc liệu phỏng dạ có phải là thủy đậu không, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đưa ra câu trả lời chính xác nhất.

Nhiều người vẫn đang thắc mắc liệu phỏng dạ có phải là thủy đậu không, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đưa ra câu trả lời chính xác nhất.

1. Phỏng dạ có phải là thủy đậu không?

Hiện tượng bị phỏng dạ có phải là thủy đậu không 1
Phỏng dạ và thủy đậu chính là một căn bệnh ngoài da có các nốt phỏng nước đỏ trên người.

Thực tế bệnh phỏng dạ và bệnh thủy đậu đều là một. Đây là một từ địa phương đã có từ ngày xưa, với miền Bắc thường gọi bệnh thủy đậu là phỏng dạ, còn miền Nam lại quen gọi là bệnh trái dạ. Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này là do một loại virus, người bệnh chính là nguồn lây duy nhất.

Số liệu thống kê mới đây đã chỉ ra rằng, tỉ lệ những người mắc bệnh phỏng dạ ở những nơi đông dân, khu đô thị nhất là trong thời điểm giao mùa đang ngày càng tăng cao. Lứa tuổi mắc bệnh nhiều nhất là từ 2 đến 7 tuổi, đa phần các em vẫn chưa được tiêm phòng thủy đậu, rất hiếm khi gặp ở trẻ dưới 6 tháng. Ngoài ra, người lớn cũng có nguy cơ bị thủy đậu và biến chứng cũng nặng nề hơn.

2. Những lưu ý khi bị phỏng dạ (thủy đậu)

Đôi nét về bệnh 

Hiện tượng bị phỏng dạ có phải là thủy đậu không 2
Trẻ em là đối tượng hay mắc phải căn bệnh này nhất và dễ biến chứng phức tạp.

Dấu hiệu nhận biết thủy đậu là sau một thời gian ủ bệnh từ 10-15 ngày, thủy đậu sẽ phát ra ngoài mà triệu chứng rõ nhất nhìn thấy là các nốt đỏ bọng nước bé bằng hạt đậu. Các nốt đó sẽ mọc dần từ đầu đến thân và tay, chân. Nếu không để ý kỹ thì rất khó phát hiện sớm vì có nhiều trường hợp, đặc biệt là trẻ nhỏ đã phát bệnh rồi nhưng bé vẫn chơi đùa bình thường, chính vì thế mà các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi tình trạng cơ thể của con mình, tránh việc bé nô đùa làm vỡ các bọng nước, khiến bệnh chuyển biến nặng hơn. 

Thường thì gần một tuần sau khi phát bệnh nếu được chữa trị kịp thời, các bọng nước ấy sẽ dần khô lại. Sau 2-3 tuần thì các chúng biến mất. Có thể xuất hiện sẹo mờ và sẹo lõm, chính vì thế cần theo dõi diễn biến của bệnh để bổ sung các loại thuốc phòng ngừa sẹo sớm.

Bệnh thủy đậu ở người lớn thường nặng hơn. Có dấu hiệu sốt cao từ 39 - 40 độ C, người uể oải, mệt mỏi, đau nhức, các nốt bọng nước có thể còn có máu.

Phụ nữ có thai đặc biệt lưu ý tránh xa người mắc bệnh vì nếu để lây sẽ rất dễ làm ảnh hưởng đến thai nhi, con đẻ ra sẽ có khả năng bị dị tật bẩm sinh.

Hiện tượng bị phỏng dạ có phải là thủy đậu không 3
Nên đi khám bác sĩ để có cách điều trị an toàn và hiệu quả.

Khi chăm sóc bệnh nhân cần lưu ý:

  • Phải tắm gội sạch sẻ để tránh việc các nốt phỏng sẽ bị nhiễm trùng vì bụi bẩn.
  • Cắt móng tay, mặc quần áo rộng để tránh việc gãi, chà xát làm vỡ các nốt bọng nước.
  • Khi các nốt phỏng vỡ, chỉ nên bôi thuốc xanh metilen; không được bôi mỡ tetraxiclin, mỡ penixilin hay thuốc đỏ.
  • Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc kháng sinh. Phải có sự thăm khám chỉ định của bác sĩ trước khi dùng thuốc.
  • Khi thấy hiện tượng người bệnh đột nhiên sốt cao hoặc nốt phỏng mọc dày chi chít, hoặc chảy nước mắt tự nhiên, sợ ánh sáng cần cho đi khám ngay.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi "Phỏng dạ có phải là thủy đậu không?" cũng như những điều cần lưu ý về bệnh. Chúc các bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Phương Linh

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin