Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Triệu chứng và diễn tiến bệnh thủy đậu ở người lớn

Ngày 24/04/2023
Kích thước chữ

Bệnh thủy đậu được nhiều người biết đến như một bệnh chỉ xuất hiện ở trẻ em. Nhưng nếu chưa từng mắc bệnh này ở thời kỳ tuổi thơ thì khi lớn lên có mắc bệnh thủy đậu hay không? Và liệu bệnh thủy đậu ở người lớn có khác với diễn tiến bệnh ở trẻ em hay không?

Thủy đậu là căn bệnh được đánh giá là lành tính và khá phổ biến ở nước ta. Người lớn cũng hoàn toàn có thể mắc phải căn bệnh này. Nhưng bệnh thủy đậu ở người lớn có khả năng xuất hiện ở những đối tượng nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Triệu chứng của bệnh thủy đậu ở người lớn

Thuỷ đậu là một căn bệnh thường xuất hiện ở trẻ em. Tuy nhiên khi thủy đậu xuất hiện ở người lớn thì cũng có các dấu hiệu tương tự như bệnh thủy đậu ở trẻ em:

  • Các dấu hiệu ban đầu thường xuất hiện sau 1-3 tuần sau khi tiếp xúc với mầm bệnh.
  • Triệu chứng ban đầu điển hình là: Sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, nôn ói, chảy nước mũi, nhức mỏi toàn thân. Sau đó là bắt đầu xuất hiện những nốt ban đỏ. Trên cơ thể người bệnh sẽ phát ban khắp các vùng da, với đường kính vài mm, bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân.
  • Các nốt ban đỏ sẽ tiến triển thành mụn nước, ngứa ngáy. Sau đó trở thành vết loét rồi đóng vảy và bong tróc. Mụn nước xuất hiện trên khắp cơ thể.
trieu-chung-va-dien-tien-benh-thuy-dau-o-nguoi-lon-1.jpg
Trên cơ thể người lớn mắc bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện các nốt ban đỏ

Diễn tiến của bệnh thủy đậu

Quá trình phát triển của bệnh thủy đậu ở người lớn cũng giống như diễn tiến bệnh thủy đậu ở trẻ em. Diễn tiến của bệnh trải qua 4 giai đoạn:

Thời kỳ ủ bệnh

Thường trong khoảng 1-2 ngày thì thủy đậu có thể lây từ người sang người. Sau khi tiếp xúc, virus phát triển và gây bệnh. Khoảng 14 ngày đầu tiên, đây là giai đoạn ủ bệnh, người nhiễm virus không có biểu hiện rõ ràng và thường không nhận biết được về bệnh.

Thời kỳ khởi phát

Giai đoạn thủy đậu mới phát kéo dài trong vòng từ 1-2 ngày, thủy đậu ở người lớn cũng với những biểu hiện của việc suy giảm hệ miễn dịch như ở trẻ em. Các triệu chứng thông thường như sốt nhẹ, người mệt, chán ăn. Với các triệu chứng phổ biến trên người bệnh có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác. 

Thời kỳ toàn phát

Dấu hiệu bệnh thủy đậu xuất hiện rõ ràng, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chân tay rã rời. Một tình trạng khác đó là thủy đậu gây sốt, người bệnh có thể sốt vừa hoặc sốt cao, kèm với các cơn đau đầu dữ dội.

Triệu chứng đặc biệt ở giai đoạn này là các nốt ban cũng bắt đầu xuất hiện, mụn nước nổi lên nhiều, lan khắp cơ thể và cực kỳ ngứa ngáy. Bệnh nhân cào, gãi hay chà xát bằng những vật dụng khác đều có thể khiến cho mụn nước bị vỡ và có thể dẫn đến nhiễm trùng, lúc này các nốt mụn sẽ lớn hơn và dịch có lẫn mủ. Giai đoạn này có thể kéo dài từ 1 - 3 tuần tùy theo cơ địa của từng cá nhân.

trieu-chung-va-dien-tien-benh-thuy-dau-o-nguoi-lon-2.jpg
Thời kỳ toàn phát bệnh thủy đậu ở người lớn khiến mụn nước lan khắp cơ thể

Thời kỳ hồi phục

Giai đoạn hồi phục diễn ra trong khoảng từ 3 - 4 ngày. Sau 10 ngày kể từ khi giải đoạn khởi phát, các mụn nước sẽ vỡ và khô lại, bắt đầu bong ra, đó là những dấu hiệu khỏi bệnh thủy đậu. Đa số các bệnh nhân sau khi hồi phục sẽ không để lại sẹo lõm thủy đậu nếu được chăm sóc kĩ lưỡng khi bị bệnh. Còn trường hợp do cơ địa hoặc quá trình điều trị không chăm sóc cẩn thận khiến trên da để lại vết thâm thì bệnh nhân nên nhờ bác sĩ tư vấn để cải thiện tình trạng của da. 

Người lớn có dễ mắc thủy đậu không?

Bệnh thủy đậu ở người lớn phần lớn sẽ phụ thuộc vào nghề nghiệp mà họ đang làm và môi trường xung quanh. Thủy đậu có thể lây lan qua sự tiếp xúc với bệnh nhân, đồ vật của bệnh nhân. Nên dưới đây là những đối tượng người lớn có khả năng cao sẽ mắc bệnh thủy đậu:

  • Thủy đậu là căn bệnh mỗi người đều có khả năng mắc phải tại một thời điểm nào đó của cuộc đời. Người lớn chưa từng có tiền sử mắc bệnh, chưa tiêm vắc xin thủy đậu, trong gia đình có trẻ em hoặc người lớn đang mắc bệnh thủy đậu.
  • Người làm việc trong môi trường có nhiều trẻ nhỏ vào mùa dịch thủy đậu: Trường mẫu giáo, trường tiểu học, công viên giải trí, khu vui chơi giải trí,...
  • Người lớn chăm sóc trẻ em mắc bệnh hoặc tiếp xúc trực tiếp với các nốt mụn nước của người bệnh,…. Người lớn làm việc trong môi trường bệnh viện, phòng khám,... dễ có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu.
  • Ngoài ra, người dùng chung đồ dùng, chạm vào các vật dụng cá nhân của người bệnh, là những vật dụng tiếp xúc trực tiếp với da của người bệnh như: Quần áo, chăn màn, giường chiếu, khăn lau,... sẽ có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu cao hơn bình thường.
trieu-chung-va-dien-tien-benh-thuy-dau-o-nguoi-lon-3.jpg
Người lớn chưa tiêm vắc xin và chưa từng bị bệnh sẽ dễ mắc thủy đậu

Bệnh thủy đậu là bệnh lành tính, ít các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên căn nguyên gây bệnh là do virus và hiện chưa có thuốc đặc hiệu điều trị, chủ yếu các phương pháp điều trị hiện nay là điều trị triệu chứng, tránh trường hợp bội nhiễm tại da. Vậy nên việc điều trị bệnh thủy đậu ở người lớn đúng cách sẽ quyết định thời gian điều trị và có xuất hiện biến chứng hay không. 

Kim Huệ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin