Lấy ráy tai cho trẻ là điều vô cùng quan trọng để bảo vệ cơ quan nhạy cảm này của bé. Vậy cha mẹ đã biết cách lấy ráy tai cho trẻ đúng cách chưa?
Đối với nhiều bậc phụ huynh, đặc biệt là những người lần đầu làm cha mẹ, việc chăm sóc trẻ không phải là điều dễ dàng. Ngay cả những thói quen tưởng chừng đơn giản như lấy ráy tai cho bé nhưng nếu không được thực hiện đúng cách thì cũng có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Vậy lấy ráy tai cho trẻ như thế nào cho đúng? Hãy cùng đọc ngay bài viết dưới đây nhé!
Có nên dùng bông ngoáy tai cho trẻ không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, việc lấy ráy tai cho trẻ bằng tăm bông là điều vô cùng cần thiết và không gây ra bất cứ tổn thương nào cho trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ nên vệ sinh tai cho trẻ một cách nhẹ nhàng, tránh chọc quá sâu để tránh bị gây hại cho thính giác của trẻ.
Tốt nhất, bạn nên vệ sinh tai cho trẻ từ 2 - 3 lần/tuần. Nếu ngoáy tai mỗi ngày, lông tai sẽ bị rụng, tai trở nên khô, khiến dị vật dễ dàng rơi vào trong tai làm cho bé bị viêm ống tai.
Khi nào cần lấy ráy tai cho trẻ?
Thông thường, ráy tai sẽ tự động rơi ra ngoài trong các hoạt động thường ngày của trẻ như: Chạy nhảy, nói chuyện,... Tuy nhiên, cha mẹ vẫn cần phải vệ sinh tai cho bé trong những trường hợp sau:
Trẻ em bị tiết ráy tai quá mức: Trên thực tế, có khoảng 5% trẻ em thường xuyên bị tiết ráy tai quá mức, gây tích tụ nhiều ráy tai hơn bình thường.
Ống tai ngoài quá nhỏ hoặc có hình dáng khác thường khiến ráy tai khó thoát ra ngoài.
Nút ráy tai có ráy tai bị đẩy sâu vào bên trong do trẻ sử dụng tăm bông hoặc các vật khác để lấy ráy tai không đúng cách.
Trẻ bị ngứa tai, thính lực suy giảm.
Thường xuyên sử dụng máy trợ thính hoặc nút chặn tai khiến ráy tai không thể tự rơi ra ngoài được. Một số trẻ mắc các bệnh bẩm sinh về tai như nghe kém, việc sử dụng máy trợ thính sẽ làm tăng nguy cơ hình thành ráy tai cứng.
Các bước lấy ráy tai cho trẻ em
Việc lấy ráy tai cho trẻ sẽ trở nên vô cùng đơn giản chỉ với 4 bước sau:
Bước 1: Cha mẹ vệ sinh và sát trùng sạch sẽ tay bằng dung dịch diệt khuẩn rồi lau khô tay trước khi ngoáy tai bằng tăm bông cho trẻ.
Bước 2: Bạn để trẻ nằm nghiêng, gối đầu lên đầu gối để tạo tư thế thoải mái nhất. Đồng thời nói chuyện với trẻ giúp trẻ không còn cảm thấy lo sợ.
Bước 3: Cha mẹ dùng tăm bông thấm một lượng nhỏ nước muối sinh lý, rồi lau nhẹ nhàng phần lỗ tai và viền tai.
Bước 4: Với những trẻ có ráy tai khô, cứng, khó lấy ra ngoài, bạn có thể nhỏ 1 giọt dầu trẻ em hoặc dung dịch vệ sinh tai vào bên trong tai để làm mềm ráy tai.
Bước 5: Sau từ 1 - 2 giờ đồng hồ, bạn mới dùng tăm bông để vệ sinh như bình thường. Cách làm này không chỉ giúp bạn dễ lấy ráy tai cho trẻ hơn, mà còn hạn chế tình trạng đau rát, thậm chí là chảy máu tai.
Khi vệ sinh tai cho trẻ, bạn chú ý không nên thực hiện ở những nơi đông người để tránh mọi người đi qua va chạm phải làm tổn thương hoặc thủng màng nhĩ của bé.
Khi nào cần cho trẻ thăm khám bác sĩ?
Trong nhiều trường hợp, tình trạng ráy tai nếu không được xử lý kịp thời sẽ khiến nút ráy tai trở nên cứng hơn. Lúc này, thuốc nhỏ tai và tăm bông chỉ có thể giúp cha mẹ lấy đi một lượng nhỏ cặn bẩn ở bên ngoài tai chứ không thể xử lý triệt để.
Để nhận biết khi nào nên cho trẻ thăm khám bác sĩ, cha mẹ có thể quan sát một số dấu hiệu bất thường ở trẻ là:
Trẻ nghe kém, thường xuyên sao nhãng;
Đau tai, khóc thét khi sờ vào tai;
Ngứa tai dữ dội, thường xuyên kéo tai, lắc đầu, cáu kỉnh;
Ù tai;
Chảy máu tai khi đưa dụng cụ lấy ráy tai vào;
Đi, đứng không vững, chóng mặt,...
Giới thiệu sản phẩm tăm bông an toàn cho trẻ em
Việc vệ sinh tai, mũi cho trẻ sẽ trở thành cực hình nếu cha mẹ không biết cách thực hiện sao cho đúng. Đừng lo lắng vì đã có sự giúp đỡ của tăm bông trẻ em Kamicare. Tăm bông được thiết kế với kích cỡ nhỏ, phù hợp với đối tượng là trẻ em. Sản phẩm được làm 100% từ bông cotton kháng khuẩn, vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe đôi tai của trẻ, vừa mang lại cảm giác mềm mại, dễ chịu, tránh làm trầy xước tai.
Không những vậy, nhà sản xuất còn rất tinh tế khi thiết kế tăm bông trẻ em gồm 1 đầu tròn và 1 đầu xoắn giúp việc vệ sinh tai cho trẻ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Đầu xoắn sẽ khiến chất bẩn dễ dàng bám vào, len lỏi vào các kẽ hở nhỏ để lấy đi toàn bộ ráy tai. Còn với đầu tròn, cha mẹ có thể tận dụng để vệ sinh mũi cho trẻ vô cùng tiện lợi.
Cha mẹ cần nhớ rằng ráy tai có tác dụng bảo vệ đôi tai, màng nhĩ của trẻ nhưng quá nhiều ráy tai cũng sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, thậm chí là nhiễm trùng. Hãy ghi nhớ cách lấy ráy tai cho trẻ để bảo vệ sức khỏe đôi tai của “bé yêu” nhé!
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.