Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Thủng màng nhĩ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng tránh

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thủng màng nhĩ là bệnh thường gặp trong tai mũi họng ảnh hưởng đến thính giác, sức khỏe và cuộc sống. Chẩn đoán thủng màng nhĩ dựa vào nội soi tai. Bệnh thường được điều trị bằng kháng sinh nếu nhiễm trùng hoặc phẫu thuật nếu lỗ thủng chưa liền lại sau hơn 2 tháng.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Thủng màng nhĩ là gì? 

Màng nhĩ chắn ngang tạo sự ngăn cách hoàn toàn giữa tai giữa và ống tai ngoài, có chức năng dẫn truyền âm thanh và bảo vệ tai giữa. Màng nhĩ mỏng, hình elip, bán trong suốt và hơi lỡm vào.

Khi màng nhĩ bị thủng do chấn thương hoặc viêm tai giữa sẽ làm cho sức nghe giảm và tai giữa rất dễ bị nhiễm trùng. Đa số trường hợp thủng màng nhĩ sẽ tự lành trong vài tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên cũng có trường hợp bệnh biến chứng nặng hơn và màng nhĩ không tự liền lại được, cần sử dụng thuốc và phẫu thuật can thiệp.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của thủng màng nhĩ

Các triệu chứng của thủng màng nhĩ là đau, ở nhiều người có thể đau rất nghiêm trọng, kéo dài cả ngày, có khi tăng hoặc giảm cường độ.

Thường sau khi hết đau, sẽ có chất lỏng chảy từ trong tai ra như nước, máu hoặc mủ do màng nhĩ đã thủng. Thủng do viêm tai giữa thường sẽ gây chảy máu.

Tác động của thùng màng nhĩ đối với sức khỏe

Người bệnh có thể mất thính lực tạm thời, giảm thính lực ở tai có màng nhĩ thủng, ngoài ra còn gây ù tai và chóng mặt.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh thùng màng nhĩ 

Thủng màng nhĩ kèm nhiễm trùng lâu ngày sẽ dẫn đến viêm xương chũm gây mất thính lực trầm trọng. Ngoài ra, vết nhiễm trùng có thể lan tỏa đến những vùng lân cận làm biến chứng nặng hơn như viêm xoang tĩnh mạch bên, viêm màng não, áp xe não, liệt mặt,… 

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bệnh nhân có dấu hiệu nghe kém hoặc chóng mặt nghiêm trọng cần liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến thùng màng nhĩ

Viêm tai giữa

Viêm tai giữa dẫn đến sự tích tụ các chất tiết trong lòng tai giữa, những chất tiết này làm áp lực trong tai tăng lên dẫn đến vỡ màng nhĩ.

Áp suất thay đổi

Những hoạt động khiến áp suất tỏng tai giữa và áp suất ngoài môi trường mất cân bằng sẽ khiến màng nhĩ bị thủng, ví dụ như đi máy bay, lặn biển, thổi trực tiếp vào tai, lái xe tốc độ cao…

Chấn thương âm thanh (tiếng nổ)

Tiếng nổ, tiếng súng, âm thanh quá lớn, tát mạnh vào tai cũng có thể gây ra thủng màng nhĩ.

Dị vật ở tai

Dùng tăm bông hay kẹp tóc ngoáy tai có thể làm thủng màng nhĩ.

Chấn thương vùng đầu nghiêm trọng

Chấn thương như gãy nền sọ có thể dẫn đến tổn thương cấu trúc tai giữa và màng nhĩ.

Thủng do làm các thủ thuật như lấy dị vật ra khỏi tai hoặc bơm rửa tai.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải thùng màng nhĩ?

Trẻ nhỏ vì có mô da nhạy cảm và ống tai hẹp.

Người bị cảm lạnh hoặc cảm cúm.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải thùng màng nhĩ

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc thùng màng nhĩ, bao gồm:

  • Ô nhiễm môi trường, chất lượng không khí kém.
  • Ở nơi có nhiều tiếng ồn lớn.
  • Nguồn nước tắm không đảm bảo vệ sinh.
  • Đang mắc các bệnh về tai mũi họng.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán thùng màng nhĩ

Nội soi tai.

Đo thính lực.

Soi tai thường có thể thấy được lỗ thủng. Nếu có máu che khuất ống tai nên được hút ra cẩn thận ở áp suất thấp. Không bơm nước và dùng ống soi tai có bơm hơi.

Nếu lỗ thủng quá nhỏ có thể cần phải nội soi tai hoặc đo trở kháng tai giữa để chẩn đoán xác định. Nên đo thính thực trước và sau khi điều trị để tránh nhầm lẫn giữa mất thính lực do chấn thương hay mất thính lực do điều trị.

Phương pháp điều trị thùng màng nhĩ hiệu quả

Giữ tai khô ráo, tránh nước.

Dùng kháng sinh tác động tại chỗ hoặc toàn thân nếu có nhiễm trùng.

Phẫu thuật (nếu cần).

Thông thường thủng màng nhĩ không cần điều trị cụ thể, giữ tai khô ráo, hầu hết các lỗ thủng sẽ tự đóng lại. Nhưng nếu có nhiễm trùng thì cần dùng kháng sinh phổ rộng đường uống hoặc thuốc nhỏ tai kháng sinh. Dùng amoxicillin 500mg mỗi 8 giờ/lần trong 7 ngày.

Nếu lổ thủng vẫn không lành sau hơn 2 tháng, cần chỉ định phẫu thuật. Mất thính lực dai dẳng cho thấy sự gián đoạn ở chuỗi xương con, cần thăm khám và phẫu thuật chỉnh hình.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của thùng màng nhĩ

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 
  • Không tiếp xúc với tiếng ồn lớn, không nghe nhạc quá to.
  • Sử dụng nút chặn bảo vệ tai khi bơi tắm.
  • Giữ tai khô ráo.
  • Không dùng tăm bông để ngoáy sâu vào tai.
  • Nếu bị các bệnh về mũi họng cần điều trị ngay.
  • Hạn chế xì mũi.
  • Đảm bảo nguồn nước tắm hay nguồn nước hồ bơi sạch sẽ.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Ăn uống đầy đủ và khoa học để nâng sức đề kháng, làm quá trình phục hồi diễn ra nhanh chống.

Phương pháp phòng ngừa thùng màng nhĩ hiệu quả

 Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Đừng nên đi máy bay nếu đang bị cảm lạnh, ù tai và nghẹt mũi. Khi máy bay cất cánh hoặc hạ cánh, nên sử dụng bịt tai, ngáp hoặc nhai kẹo cao su để cân bằng áp suất.
  • Không cố gắng dùng các vật dụng như tăm bông, kẹp tóc hoặc kẹp giấy để lấy ráy tai vì có thể gây thủng màng nhĩ.
  • Nếu công việc thường tiếp xúc với những tiếng nổ, âm thanh lớn thì hãy đeo nút bịt tai hoặc đeo nút tai bảo vệ.
Nguồn tham khảo
  1. Sở Y tế Nam Định: https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/thung-mang-nhi-nguyen-nhan-va-cach-phong-tranh-2606 

  2. MSD Manual: https://www.msdmanuals.com/

  3. Sức khỏe đời sống: https://suckhoedoisong.vn/dau-hieu-nhan-biet-khi-bi-thung-mang-nhi-1698134.htm 

Các bệnh liên quan

  1. Viêm họng

  2. Viêm thanh quản

  3. Ung thư họng

  4. Viêm mũi vận mạch

  5. Ung thư vòm họng giai đoạn III

  6. Viêm tai giữa thủng màng nhĩ

  7. Chảy máu cam

  8. U tuyến nước bọt mang tai

  9. chảy máu mũi

  10. Viêm xoang mạn tính