Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ráy tai tưởng chừng như vô hại, nhưng lại là một vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Liệu có nên có nên lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh để đảm bảo vệ sinh cho bé hay không? Cùng tìm hiểu câu trả lời với Nhà thuốc Long Châu nhé!
Ráy tai là một chất thải tự nhiên được cơ thể bài tiết qua ống tai ngoài. Nhiều phụ huynh thường lo lắng về việc có nên lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh không, lo sợ rằng nếu không làm sạch, tai bé sẽ bị bít tắc và ảnh hưởng đến khả năng nghe. Tuy nhiên, việc làm sạch tai cho trẻ sơ sinh đòi hỏi phải cẩn thận để tránh gây tổn thương.
Ráy tai là một chất tiết tự nhiên của cơ thể, bao gồm chất nhờn, tế bào chết và bụi bẩn tích tụ trên da ở ống tai ngoài. Khi lớp nhung mao trên bề mặt tế bào tuyến tác động, ráy tai dần di chuyển từ sâu bên trong ra ngoài.
Ráy tai đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tai, giúp ngăn chặn vi khuẩn và nấm tấn công vào tổ chức bên trong của ống tai ngoài. Nó cũng giúp bôi trơn, làm cho âm thanh truyền đi dễ dàng hơn. Nhờ lớp ráy tai mỏng này, tai bé được bảo vệ khỏi các tác động từ môi trường, chẳng hạn như bụi bẩn và nhiễm trùng. Vì vậy, ráy tai thực chất là một hàng rào bảo vệ tự nhiên quan trọng cho tai của bé.
Có nên lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh không là thắc mắc của nhiều phụ huynh khi lần đầu làm cha mẹ.
Thực tế, các bậc phụ huynh không cần phải lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh một cách thường xuyên. Việc lấy ráy tai sai cách có thể đẩy ráy tai vào sâu hơn bên trong, gây tắc nghẽn lỗ tai và có nguy cơ làm tổn thương màng nhĩ của bé. Nếu màng nhĩ bị tổn thương, bé có thể gặp các vấn đề về thính lực, thậm chí có thể gây điếc tạm thời.
Thông thường, ở trẻ nhỏ, ráy tai sẽ tự đẩy ra ngoài nhờ vào các chuyển động nhai hoặc khi bé ăn uống. Do đó, việc lấy ráy tai hàng ngày không cần thiết và có thể làm mất đi lớp bảo vệ tự nhiên của tai, khiến tai bé dễ bị bụi bẩn và nhiễm trùng hơn.
Không phải lúc nào ráy tai cũng cần được lấy ra, trừ khi ráy tai tích tụ quá nhiều, gây tắc nghẽn hoàn toàn ống tai ngoài - đây được gọi là nút ráy tai. Trường hợp này thường gặp ở một số tình huống sau:
Để lấy ráy tai cho bé một cách an toàn mà không làm đau hay tổn thương tai, phụ huynh có thể sử dụng khăn sữa mỏng để lau nhẹ. Phương pháp này đảm bảo không gây hại đến tai bé mà vẫn làm sạch được ráy tai ở khu vực ngoài.
Nếu tai bé bị trầy xước, đang bị viêm tai giữa hoặc bé có dấu hiệu khó chịu, tốt nhất nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được xử lý một cách an toàn và hiệu quả. Không nên cố tự lấy ráy tai ở nhà khi không biết chính xác tình trạng của bé.
Nếu ráy tai bé quá cứng hoặc tích tụ nhiều, mẹ có thể áp dụng phương pháp làm mềm ráy tai bằng dung dịch chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý theo các bước sau:
Khi lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh, các phụ huynh cần chú ý những điều sau đây để đảm bảo an toàn cho bé:
Tóm lại, có nên lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh không? Việc lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh không nên thực hiện một cách thường xuyên và tự ý, vì ráy tai có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tai bé khỏi các tác động bên ngoài. Trong đa số các trường hợp, ráy tai sẽ tự động di chuyển ra ngoài nhờ vào các hoạt động ăn nhai của bé. Chỉ khi ráy tai tích tụ quá nhiều hoặc gây khó chịu, phụ huynh mới nên cân nhắc làm sạch tai cho bé bằng phương pháp an toàn như dùng khăn sữa hoặc dung dịch làm mềm.
Đặc biệt, nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào liên quan đến tai của bé, việc đưa bé đến cơ sở y tế để được khám và xử lý kịp thời là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe thính giác cho trẻ.
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.