Nguyên nhân khiến nhiều người mắc hội chứng sợ máu đó là từng ám ảnh cảnh máu me. Đặc trưng nỗi sợ này cứ kéo dài dai dẳng ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe. Vì thế, nên tìm cách khắc phục sớm nhất có thể nhé!
Nguyên nhân xuất hiện hội chứng sợ máu
Hội chứng sợ máu là bệnh về tâm lý, là một dạng ám ảnh, đồng thời khi thấy máu nhịp tim sẽ tăng đột ngột, vài giây sau sẽ giảm mạnh khiến cho máu trong cơ thể không thể lưu thông. Từ đó, còn kéo theo các triệu chứng như: Buồn nôn, đổ mồ hôi lạnh, ngất xỉu.
Nguyên nhân chính của việc sợ máu có thể là do lúc bé từng bị thương nghiêm trọng khiến bạn ám ảnh mãi. Ngoài ra, một số nhà tâm lý học cho biết căn bệnh này có thể đến từ việc họ thường xuyên bị nhồi nhét về suy nghĩ sợ máu từ nhỏ như: “Máu chứa nhiều vi khuẩn”, “nếu mất giọt máu sẽ chết”. Từ đó, nỗi sợ càng lớn và hình thành nên hội chứng sợ máu.
Một số nghiên cứu khác cho biết bệnh sợ máu có thể do di truyền từ người thân trong gia đình nữa đấy. Đồng thời, nguyên nhân khác của hội chứng sợ máu có thể đến từ tình huống trong phim ảnh, cảnh giết người đẫm máu hoặc kẻ sát nhân hàng loạt gây nên nỗi ám ảnh ở một số người. Cũng từ đó khiến bản thân rơi vào tình trạng hoang mang, rối loạn lo âu khi thấy chất lỏng màu đỏ này.
Hội chứng sợ máu làm ảnh hưởng đến tâm lý của nhiều người Dấu hiệu nhận biết của hội chứng sợ máu
Mắc phải hội chứng sợ máu sẽ khiến bạn luôn trong tình trạng sợ hãi, lo lắng. Ngoài ra, một số người còn lười vận động vì sợ khi bị chấn thương sẽ chảy máu. Có thể thấy, căn bệnh sợ chất lỏng màu đỏ này ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống chúng ta. Chính vì thế, hãy tìm cách điều trị sớm, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe
Cách điều trị triệu chứng sợ máu
Để điều trị hội chứng sợ máu bạn có thể lựa chọn uống thuốc làm giảm bớt căng thẳng. Tuy nhiên cách làm này không tốt cho sức khỏe vì có thể gây ra tác dụng phụ. Vậy nên, bạn hãy đến bệnh viện hoặc trung tâm Y Tế để kiểm tra và được bác sĩ kê toa thuốc phù hợp nhất.
Nên điều trị hội chứng sợ máu sớm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe Phương pháp khắc phục hội chứng sợ máu
- Điều trị giảm độ nhạy cảm của bản thân: Phương pháp chữa trị hội chứng sợ máu này dựa trên thuyết tâm lý học hành vi. Đồng thời, nó còn giúp bạn xóa bỏ những kí ức hay những suy nghĩ tiêu cực về việc sợ máu. Bên cạnh đó, cách làm này còn giảm độ nhạy cảm khiến cho bạn cảm thấy đỡ sợ hãi khi tiếp xúc với chất lỏng màu đỏ. Trong quá trình trị liệu bạn sẽ nhìn những giọt máu theo cấp độ từ xa đến gần. Dần dần, khi đã quen dần thì lượng máu cũng sẽ được tăng từ ít đến nhiều. Nếu như kiên trì luyện tập phương pháp này sẽ làm giảm nỗi sợ máu hiệu quả.
- Liệu pháp nhận thức - Hành vi: Đây là phương pháp rất được ưa chuộng vì giúp mọi người có những suy nghĩ tích cực hơn. Ví dụ như bạn từng nghĩ rằng “Máu có thể chứa AIDS” trở thành “Máu không nguy hiểm, mất vài giọt máu cũng không làm hại đến sức khỏe”. Khi luyện tập với phương pháp này nên dùng ý chí kiên định để vượt qua những suy nghĩ tiêu cực và thay đổi chúng trở nên tích cực hơn. Cũng từ đó khiến bạn cảm thấy lạc quan, vui vẻ, vượt qua hội chứng sợ máu.
- Trị liệu tâm lý: Cách trị liệu tâm lý này giúp bạn hiểu về bản thân thông qua các yếu tố như: Bản ngã, mong muốn, động lực, sự kiện đã trải qua trong quá trình phát triển,... Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn làm cách nào để có những buổi nói chuyện với ký ức của chính mình và tự chữa lành nỗi sợ hãi. Đối với những vị bác sĩ/chuyên gia tâm lý tốt sẽ đưa ra phác đồ điều trị chính xác, đúng liệu trình giúp vượt qua nỗi sợ của chính mình nhanh chóng. Cùng với đó, một số người đã áp dụng thử cách làm này và thành công.
Bác sĩ điều thăm khám và đưa ra các điều trị phù hợp - Áp dụng sức ép: Áp dụng sức ép là phương pháp giúp các cơ tăng lên và tránh việc tăng huyết áp hay ngất xỉu. Cụ thể hơn đó là khi bạn cảm thấy bị choáng, sắp ngất thì hãy gồng các cơ tay, chân và toàn từ 10 - 15 giây để huyết áp tăng trở lại. Đối với cách làm này đòi hỏi phải kiên trì luyện tập lâu dài thì mới có thể kiểm soát được cơ thể của mình.
Như vậy, qua những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu hơn về hội chứng sợ máu. Bên cạnh đó, nên học cách kiểm soát cảm xúc của mình để tránh gây ra những tác hại nguy hiểm. Đồng thời, dành thời gian thăm khám và chữa trị để có phục hồi chính bản thân mình nhé!
Minh Hạnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp