Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hội chứng sợ tiếng ồn là một hội chứng phổ biến, tuy không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng lại mang đến nhiều phiền toái cho cuộc sống người mắc bệnh.
Bạn đã từng có cảm giác khó chịu khi nghe các âm thanh như móng tay cào vào bảng hay tiếng “két” khi đáy nồi hoặc chậu nhôm cọ xát vào nhau, đơn giản hơn là tiếng bấm bút trong giờ học,… Nếu có sự bứt rứt, khó chịu trong người, có thể bạn đã mắc phải hội chứng sợ tiếng ồn, xem qua bài viết sau đây để hiểu kỹ hơn về hội chứng lạ kỳ này nhé.
Hội chứng sợ tiếng ồn (tên tiếng anh là Misophonia) được xem là một dạng rối loạn thần kinh trung ương khi có những phản ứng bất thường như khó chịu, nóng nảy, bứt rứt trong người khi nghe nhiều âm thanh cùng một lúc.
Theo nhiều nghiên cứu cho biết, trên thế giới trung bình sẽ có hơn 20% người mắc hội chứng này, có xu hướng khó chịu, nóng nảy khi nghe nhiều âm thanh hỗn loạn và đến hơn 10% số khác sẽ thể hiện cảm xúc tức giận bằng cách đập phá đồ đạc xung quanh.
Người mắc hội chứng Misophonia có sự nhạy cảm với nhiều tiếng ồn sẽ làm cho họ dễ bị tâm trạng khó chịu và có xu hướng tránh xa các cuộc giao lưu với nhiều mối quan hệ với mọi người xung quanh.
Hội chứng Misophonia là một bệnh lý đặc biệt so với nhiều bệnh lý khác liên quan đến hệ thần kinh, rối loạn ám ảnh cưỡng chế,… Các biểu hiện của người bị kích ứng với tiếng ồn được thể hiện rõ ràng qua nhiều cấp độ từ khó chịu, căm ghét đến khi chuyển thành cơn tức giận qua sự tác động vật lý, lời nói và đặc biệt là có biểu hiện ra vẻ ngoài như nhịp tim tăng, nhiệt độ cơ thể tăng, tăng huyết áp, nổi da gà,…
Cụ thể hơn người mắc chứng nhạy cảm với âm thanh sẽ có các phản ứng phổ biến sau đây:
Tỷ lệ các loại âm thanh có thể dẫn đến kích hoạt hội chứng Misophonia phổ biến nhất qua nhiều khảo sát bao gồm bốn loại:
Ngay cả những tiếng thì thầm nhỏ, tiếng thở nhẹ, âm thanh của mũi, tiếng nhai khi ăn uống, tiếng chép môi, tiếng tíc tắc của đồng hồ, tiếng của các loài động vật,… Chứng nhạy cảm âm thanh có thể không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại có nhiều trở ngại cho cuộc sống người bệnh.
Hội chứng Misophonia thường phổ biến ở nữ giới bởi nhiều lý do như: Suy nghĩ quá nhiều, lối sống không lành mạnh, ngủ sai cách, ít tập thể dục, thường xuyên căng thẳng,…
Một số người lại mắc hội chứng vào giai đoạn khoảng 9 – 13 tuổi, đây là độ tuổi có sự thay đổi toàn diện về tâm sinh lý và dẫn đến hội chứng Misophonia có thể nhẹ hoặc nặng:
Câu trả lời sẽ không có cách chẩn đoán cụ thể hội chứng này, vì đôi lúc chúng sẽ bị nhầm lẫn với chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn lưỡng cực và các bác sĩ cũng gặp khó khăn để đưa ra kết quả chính xác nhất.
Hội chứng sợ tiếng ồn có thể không được chữa trị dứt điểm nhưng lại có nhiều phương pháp can thiệp để tránh đi đến trường hợp nặng như:
Tuy hội chứng sợ tiếng ồn không gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh nhưng nếu không được phát hiện bệnh sớm, có thể sẽ dẫn đến nhiều hành động nguy hiểm trong tương lai và tiềm ẩn nhiều trở ngại làm giảm chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh.
Kim Ngân
Nguồn tham khảo: Tổng hợp.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.