Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Rối loạn thần kinh chức năng: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách ngừa

Ngày 31/10/2017
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Rối loạn thần kinh chức năng không hiếm gặp nhưng hiểu biết của mọi người vẫn còn rất hạn hẹp. Điều này dẫn đến không ít khó khăn trong chẩn đoán và điều trị bệnh.

Rối loạn thần kinh chức năng không hiếm gặp nhưng hiểu biết của mọi người vẫn còn rất hạn hẹp. Điều này dẫn đến không ít khó khăn trong chẩn đoán và điều trị bệnh.

Rối loạn thần kinh chức năng là một thuật ngữ y khoa dùng để chỉ các triệu chứng về thể chất nhưng có nguyên nhân “vô hình” là nỗi đau tinh thần hoặc cảm xúc. Khi mắc phải chứng bệnh này, bệnh nhân không thể kiểm soát các phản ứng thể chất của cơ thể.

Hiểu đơn giản, bạn trải qua một cú sốc, một tổn thương tinh thần và cơ thể bạn phản ứng bằng sự run rẩy, tê liệt hoặc một điều tương tự dù không có bất kì chấn thương thể chất nào xảy ra.

Rối loạn thần kinh chức năng: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách ngừa 1
Tổn thương, các cú sốc là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn thần kinh chức năng

Triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng rối loạn hệ thần kinh chức năng này tương đối khác nhau giữa các bệnh nhân. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của chứng rối loạn, người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Run rẩy, thường là trong vô thức hoặc không thể tự kiểm soát
  • Tê liệt, thường ở cánh tay hoặc chân
  • Mất khả năng giữ thăng bằng
  • Các vấn đề thị giác như mù hoặc chứng song thị
  • Khó nuốt, thường cảm thấy như có một khối u nghẹn ngang cổ
  • Nói lắp hoặc mất khả năng nói
  • Mất thính giác một phần hay toàn phần
Rối loạn thần kinh chức năng: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách ngừa 2
Các triệu chứng này xuất hiện đột ngột trong giai đoạn chấn thương và cũng thường biến mất đột ngột

Nguyên nhân

Rối loạn thần kinh chức năng thường bắt nguồn từ một số loại căng thẳng cực đoan, chấn thương tâm lý hoặc bệnh trầm cảm. Đó là phản ứng của cơ thể trước các mối đe dọa nhằm giảm hoặc loại bỏ nguyên nhân gây căng thẳng. Ví dụ một người lính có thể cảm thấy tay tê liệt đến mức không thể bắn súng và gây chết người.

Biến chứng

Không chỉ đơn thuần là các rối loạn tâm lý, rối loạn ở hệ thần kinh chức năng hoàn toàn có thể dẫn đến khuyết tật thực thụ. Tình trạng tàn tật này sẽ tương tự như tàn tật do bệnh trạng (dù lúc này cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh).

Cách phòng ngừa

Phương pháp chủ yếu để ngăn ngừa rối loạn thần kinh chức năng là tìm cách giảm căng thẳng và các chấn động tâm lý. Một số biện pháp cụ thể bao gồm:

  • Điều trị các rối loạn tinh thần, tình cảm vốn là nguyên nhân gây căng thẳng
  • Duy trì công việc ổn định và tìm cách cân bằng cuộc sống
  • Giữ không khí gia đình luôn bình yên và dễ chịu

Có một số phản ứng thể chất bạn hoàn toàn không thể can thiệp, tuy nhiên, một số khác lại khả thi. Bạn cần học cách kiểm soát những phản ứng có thể kiểm soát. Việc giảm nhẹ căng thẳng hay chấn thương tâm lý có tác dụng lớn trong việc điều trị các rối loạn hệ thần kinh chức năng.

Rối loạn thần kinh chức năng: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách ngừa 3
Thiền giúp tinh thần thoải mái, thư giãn

Các triệu chứng rối loạn thần kinh chức năng có thể tự khỏi sau vài tuần hoặc vài ngày. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan mà phải tìm đến bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp. Thông thường, nếu phát hiện sớm và có cách chữa bệnh thích hợp thì các triệu chứng có thể hoàn toàn biến mất và không hề tái phát sau đó.

Phong

Nguồn: Healthline

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm