Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Lần đầu lên chức nhiều ông bố, bà mẹ trẻ sẽ không khỏi lúng túng khi bế con. Bế trẻ sơ sinh như thế nào là đúng kỹ thuật, không ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Học ngay cách bế trẻ sơ sinh và các tư thế bế trẻ sơ sinh đúng cách theo từng giai đoạn.
Trẻ em mới sinh, đặc biệt là trẻ sơ sinh trong 1 tháng đầu tiên thường rất yếu ớt và chưa phát triển toàn diện. Vì vậy, ngay từ lúc sinh ra bé cần được chăm sóc cẩn thận. Trong đó, việc bồng, bế đúng cách là bài học đầu tiên bố mẹ cần phải nhớ.
Bế trẻ sơ sinh đúng cách không chỉ giúp trẻ thoải mái mà còn ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của bé sau này. Đặc biệt, khi được ôm ấp, bế ẵm bé sẽ cảm thấy được che chở, bảo vệ, gắn kết sợi dây tình cảm giữa bé và người thân trong gia đình. Vậy đâu là cách bế trẻ sơ sinh đúng chuẩn?
Với những chị em lần đầu làm mẹ không có kinh nghiệm chăm sóc bé nên rất vụng về, lóng ngóng khi bế trẻ. Hầu hết đều bế trẻ theo bản năng mà không biết như thế đã đúng kỹ thuật và đúng tư thế phù hợp với tháng tuổi của bé không. Dưới đây là một số tư thế bế trẻ sơ sinh đúng cách theo từng giai đoạn phát triển mẹ có thể tham khảo.
Xương của trẻ ở giai đoạn từ 0 đến 2 tháng tuổi còn rất yếu và dễ bị tổn thương. Vì vậy, tư thế bế trẻ sơ sinh đúng cách ở thời điểm này là tư thế bế ngửa. Đây cũng là tư thế truyền thống và phổ biến nhất, có thể áp dụng tư thế này khi cho con bú.
Ở tư thế này, mẹ sẽ bế trẻ theo tư thế nằm ngang để áp lực không dồn lên cột sống của trẻ bằng cách dùng tay đỡ phần đầu, lưng, cổ và mông của bé. Để bế bé theo tư thế này, mẹ thực hiện theo các bước sau:
Trong các cách bế trẻ sơ sinh mới đẻ thì đây là tư thế an toàn và dễ thực hiện nhất. Tư thế này rất thuận tiện để mẹ cho bé bú và dỗ dành bé. Đồng thời, mẹ cũng có thể dễ dàng bế bé bằng 1 tay và dùng tay còn lại để làm việc khác mà không ảnh hưởng gì.
Nếu bé dưới 3 tháng tuổi, tư thế bế vác chỉ dùng khi vỗ ợ hơi cho bé mà thôi vì cột sống bé còn rất yếu, bế vác trên vai sẽ làm sức nặng phần trên dồn áp lực xuống cổ và lưng, trẻ dễ bị chùn xương và cong vẹo cột sống.
Với trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên, lúc này trẻ đã có thể lẫy thành thạo và cứng cáp hơn nên mẹ có thể đổi sang cách bế trẻ sơ sinh tư thế bế vác bất cứ khi nào mẹ muốn. Tư thế này được các bé rất thích vì vừa có thể ợ hơi, vừa có thể nhìn ngắm nhiều cảnh vật xung quanh hơn và giảm áp lực lên cánh tay của người bế. Các bước bế vác được tiến hành như sau:
Lưu ý, với cách bế vác trẻ sơ sinh, mẹ nên để tay còn lại sau lưng bé hoặc thả tự do nhưng không nên vừa bế vừa làm việc bởi trẻ hiếu động rất dễ ngửa ra sau rất nguy hiểm nếu mẹ không thế phản ứng kịp thời.
Cách bế trẻ sơ sinh này chỉ phù hợp với các bé hơn sáu tháng tuổi. Khi cơ thể bé đã ổn định, biết ngồi, bò nên cách bế cũng đa dạng hơn. Với tư thế này, mặt bé sẽ quay về phía trước, đặt phần hông của bé đối diện với hông của người bế, sau đó dùng tay ôm quanh phần eo bé và giữ chặt bé. Với tay còn lại, mẹ có thể cho bé ăn hoặc làm công việc khác nhưng hãy sẵn sàng cho mọi tình huống có thể xảy ra.
Đây là cách bế trẻ sơ sinh áp dụng với các bé đã cứng cổ. Khi bế toàn bộ phần đầu lưng của bé sẽ dựa sát vào người mẹ, mặt bé hướng ra ngoài, 1 tay mẹ vòng qua ôm bụng và ngực bé, tay còn lại đỡ mông. Tư thế này giúp trẻ quan sát được mọi thứ xung quanh và dễ dàng trò chuyện với người đối diện.
Khác biệt hoàn toàn với tư thế bế đứng thì cách bế mặt đối mặt lại là kiểu giúp mẹ và bé giao tiếp cực hiệu quả. Để bế bé mẹ hãy đặt tay sau đầu và cổ, và dùng tay còn lại đặt ở phần thân và hông của bé. Nâng bé lên ngang tầm ngực và trò chuyện với bé để bé cảm thấy an tâm.
Trên đây là những cách bế trẻ sơ sinh đúng kỹ thuật và phổ biến nhất. Mong rằng với những kiến thức và hướng dẫn ở trên, các bố các mẹ sẽ không còn lóng ngóng khi lần đầu bế bé và chăm sóc trẻ sơ sinh.
Ly Ly
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.