Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Hướng dẫn nấu món cháo nấm rơm cho bé ăn dặm thơm ngon khó cưỡng 

Ngày 02/11/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Với hương vị thơm ngon, dễ hấp thu và giàu dinh dưỡng cháo nấm rơm cho bé ăn dặm là món ăn ưa thích của nhiều bé. Cùng tham khảo 3 cách chế biến đơn giản mà lạ miệng sau. 

Nấm rơm là loại thực phẩm thơm ngon, giàu dinh dưỡng và tương đối lành tính. Do vậy nấm rơm được rất nhiều mẹ bổ sung vào thực đơn ăn dặm của con yêu. Trong khuôn khổ bài viết hôm nay xin giới thiệu đến mẹ cách nấu cháo nấm rơm cho bé ăn dặm đơn giản, dễ ăn. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên liệu chính và các bước nấu như thế nào nhé! 

Tìm hiểu về nấm rơm 

Ngoài các loại nấm quen thuộc như: nấm hương, nấm đông cô, nấm mèo, nấm đùi gà, nấm mỡ, nấm kim châm,… thì nấm rơm cũng là loại nấm khá quen thuộc. Ở nước ta rất nhiều vùng đều có loại nấm này. Đặc điểm nổi bật của nấm rơm là không độc và vô cùng bổ dưỡng. Do vậy nó được sử dụng để làm thực phẩm như xào, nấu súp, nấu canh hay chiên giòn. 

Đối với gia đình có bé nhỏ thì nấu cháo nấm rơm cho bé ăn dặm chính là một lựa chọn hoàn hảo. Món cháo nấm rơm không những dễ nấu mà còn dễ ăn, phù hợp với khẩu vị của hầu hết các bé. Mẹ hãy thêm ngay món cháo này vào thực đơn ăn dặm của bé nhà mình nhé!

Hướng dẫn 3 món cháo nấm rơm cho bé ăn dặm thơm ngon khó cưỡng 1

Nấm rơm là thực phẩm rất giàu vitamin, canxi, sắt

Tác dụng của nấm rơm đối với trẻ nhỏ

Đối với trẻ nhỏ đang độ tuổi ăn dặm thì nấm rơm được xếp vào hàng những thực phẩm không gây kích ứng và an toàn nhất. Vì vậy mẹ có thể chế biến cháo nấm rơm cho bé ăn dặm khi bé được từ 7 - 8 tháng tuổi trở đi. Một số mẹ thậm chí còn cho con ăn nấm rơm thay thịt cá. Tuy nhiên thành phần đạm động vật và thực vật là khác nhau nên mẹ cần hạn chế điều này lại.

Dưới đây là một số tác dụng gì đối với trẻ nhỏ: 

  • Cung cấp dưỡng chất tốt cho cơ thể trẻ nhỏ. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và nhận thấy rằng cứ 100g nấm rơm sẽ chứa 9.9g chất bột đường, 21g chất xơ và 4.6g chất béo. Ngoài ra còn có các nguyên tố vi lượng như vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, vitamin D, canxi, sắt và phốt pho,… 
  • Cung cấp đạm cho cơ thể giúp trẻ tăng sức đề kháng. Các axit amin trong nấm rơm thậm chí còn cao hơn cả đậu tương và thịt bò. 
  • Giúp trẻ chống lại ký sinh trùng và virus gây bệnh nhờ thành phần protein tự nhiên trong nấm rơm.
  • Ngăn ngừa sớm nguy cơ mắc ung thư cho trẻ nhờ hoạt chất protid. Đây chính là yếu tố cấu thành nên sự sống của tế bào. 

Hướng dẫn 3 món cháo nấm rơm cho bé ăn dặm thơm ngon khó cưỡng 2

Nấu cháo nấm rơm cho bé ăn dặm giúp bé tăng cường sức đề kháng và phòng tránh virus xâm hại 

Cách nấu cháo nấm rơm cho bé ăn dặm

Có rất nhiều cách cháo nấm rơm cho bé ăn dặm, tuy nhiên hai cách nấu phổ biến nhất chính là kết hợp cùng với thịt bò hoặc tôm. Dưới đây là cách nấu cháo nấm rơm chi tiết, mời mẹ theo dõi nhé!

Cháo tôm nấm rơm cho bé

Nguyên liệu: Gạo, tôm, nấm rơm và dầu ăn.

Các bước nấu cháo:

  • Bước 1: Gạo vo sạch và ngâm khoảng 2 tiếng rồi đem đi nấu nhừ.
  • Bước 2: Bóc vỏ, rút chỉ đen của tôm và rửa kỹ lại bằng nước muối pha loãng. Sau đó mẹ xay hoặc băm nhỏ tôm rồi đem ướp với hạt nêm trong khoảng 20 phút. 
  • Bước 3: Tiến hành cắt chân nấm rơm, ngâm nấm vào nước muối loãng khoảng 15 phút. Vớt nấm ra để ráo rồi băm nhỏ tùy theo độ ăn thô của bé nhà bạn.
  • Bước 4: Rửa sạch hành khô, băm nhỏ và phi hành lên rồi cho tôm vào đỏ xơ đến khi tôm chuyển màu đỏ.
  • Bước 5: Khi cháo chín mẹ cho toàn bộ tôm đã xào, nấm rơm vào nồi đun thêm khoảng 5 phút nữa. Cuối cùng nêm nếm lại gia vị và tắt bếp. Đợi cháo nguội bớt thì cho bé ăn. 

Cháo thịt bò nấm rơm cho bé

Nguyên liệu: Gạo, thịt bò, nấm rơm, dầu ăn.

Các bước nấu cháo:

  • Bước 1: Mẹ đem gạo đi vo rồi nấu thành cháo, lưu ý tỷ lệ hoàn hảo để cháo nhìn như là 1:8 tức là 1 gạo và 8 nước. Nếu muốn cháo sánh mịn và nhanh chín hơn thì mẹ có thể đem gạo ngâm khoảng 30 phút. Ngoài ra nếu muốn cháo thơm hơn thì mẹ có thể rang sơ qua gạo để dậy mùi thơm. 
  • Bước 2: Tiếp theo là đến công việc xay và ướp thịt bò khoảng 30 phút cho thấm gia vị. Lưu ý chỉ sử dụng gia vị cho bé khi bé đã trên 1 tuổi và dùng gia vị của bé chứ không dùng gia vị của người lớn. 
  • Bước 3: Mẹ bắc chảo lên bếp, đun nóng lên rồi cho chút dầu ăn của bé vào. Hãy đợi một chút đến khi dầu nóng thì cho tỏi vào phi thơm. Tiếp theo mẹ cho thịt bò vào xào, đảo nhanh tay đến khi thịt bò chín tái là được. 
  • Bước 4: Hãy cắt chân nấm kỹ, loại bỏ phần chân thừa, ngâm muối loãng rồi cho nấm rơm vào ngâm. Mẹ lưu ý chỉ ngâm một chút vì nước sẽ ngấm vào nấm khiến nấm bị nũn ăn không ngon. Sau khi ngâm khoảng 7 phút thì vớt ra, vắt sạch nước và để ráo rồi đem xay và trộn với thịt bò. 
  • Bước 5. Ở bước cuối cùng này mẹ chỉ cần đợi đến khi cháo nhừ rồi cho toàn bộ nấm rơm cùng thịt bò vào đun đến khi sôi lại. Đồng thời mẹ nhớ khuấy đều tay để tránh thịt bò bị vón cục lại. Sau khi cháo sôi lại mẹ tắt bếp và nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi cho bé ăn khi còn nóng. 

Hướng dẫn 3 món cháo nấm rơm cho bé ăn dặm thơm ngon khó cưỡng 2

Để nấu được cháo nấm rơm ngon cần chọn được nấm tươi và rõ nguồn gốc

Lưu khi khi nấu cháo nấm rơm cho bé ăn dặm

  • Hãy chỉ mua những cây nấm còn tươi không có dấu hiệu khác thường.
  • Chọn những cây nấm sáng màu và cứng cáp, mập mạp. 
  • Nấm rơm khi mua về nếu không dùng luôn cần gói vào khăn ướt cất ngăn mát tủ lạnh. 
  • Trẻ dưới 1 tuổi hạn chế ăn cháo nấm rơm có nêm gia vị. 
  • Tuỳ theo độ tuổi mà mẹ có cách cắt nấm rơm ra kích thước phù hợp. 
  • Để đảm bảo an toàn cho con, mẹ chỉ nên cho bé ăn nấm rơm khi bé được 8 tháng tuổi trở đi.

Nấm rơm hiện nay không khó để tìm mua, loại thực phẩm sạch và chứa hàm lượng dinh dưỡng cao này có giá thành cũng hợp lý. Do đó bên cạnh việc cho bé ăn cháo đùi gà, cháo thịt bò, cháo cá chép, cháo thịt dê,… thì mẹ nên thử thêm cách làm cháo nấm rơm cho bé ăn dặm như bài viết đã giới thiệu. Chúc mẹ và bé luôn mạnh khoẻ, bình an. 

Nguyễn Khuyên

Nguồn tham khảo: Tổng hợp 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm