Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Những triệu chứng cảm cúm với người bình thường đều sẽ khỏi chỉ với vài ngày điều trị bằng thuốc, nhưng khi bà bầu bị cảm cúmviệc dùng thuốc cần hạn chế.
Bệnh cảm cúm đối với người bình thường không quá nguy hiểm nhưng đối với mẹ bầu lại là căn bệnh mang đến nhiều nỗi lo sợ nhất. Khi bị cảm cúm thai nhi có nguy cơ bị dị hình, mà khi sốt cao cộng với độc tính của vi rút và có thể kích thích co bóp tới tử cung gây nên hiện tượng sảy thai hoặc sinh sớm.
Khi bà bầu bị cảm cúm không thể tùy tiện dùng thuốc vì dễ ảnh hưởng đến thai nhi mà nếu không dùng lại rất lâu khỏi. Vậy mẹ bầu phải làm thế nào để hết cảm nhanh nhất, dùng được thuốc gì hay có cách nào trị hết cảm mà không dùng thuốc? Cảm cúm khi đang bầu có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không? Tất cả những điều ấy sẽ được giải đáp trong bài viết bà bầu bị cảm cúm sốt sổ mũi phải làm sao ở bên dưới!
Bị cảm cúm khi mang bầu điều đầu tiên mà mẹ bầu phải nghĩ đến là đi gặp các bác sĩ để được tư vấn kỹ càng, nếu tình trạng nghiêm trọng có thể tiến hành xét nghiệm. Mẹ bầu hãy cho bác sĩ biết mình đang có những biểu hiện như mắc ho, sốt cảm lạnh và cúm… nhé! Các bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp hoặc nhận được lời khuyên có ích bởi việc dùng thuốc trị cúm khi đang bầu không dễ dàng như bình thường vì hầu hết các thuốc đều có thể gây hại cho cả mẹ và con.
Điều thứ hai là mẹ không được tự ý mua thuốc về sử dụng hoặc có tâm lý “uống ít sẽ không ảnh hưởng”. Mỗi loại thuốc đều có một tác dụng phụ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, dẫn đến sảy thai, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén… nếu mẹ dùng không đúng chỉ định, liều lượng và chức năng.
Ngoài ra, nếu có tự điều trị bằng các biện pháp tại nhà với các nguyên liệu thảo dược thì bà bầu cũng cần lưu ý và tham khảo tư vấn trước đó của bác sĩ.
Khi bà bầu bị cảm cúm cơ thể dễ mỏi mệt và sức đề kháng yếu. Mẹ bầu nên bổ sung các loại thức ăn giàu dinh dưỡng như soup, rau xanh, hoa quả và nghỉ ngơi đủ giúp củng cố sức khỏe, chống lại bệnh tật.
Sau đây là một số lời khuyên giúp mẹ bầu ứng phó với cảm cúm:
Khi bà bầu bị cảm cúm nên giã tỏi cho nhỏ ra rồi cứ thế uống với nước sẽ có tác dụng giải cảm. Tỏi có vị hăng nên khi giã nhỏ ra pha nước sẽ hơi khó uống một chút. Mẹ cũng có thể chọn cách cho thêm tỏi vào chế biến món ăn để có thể ăn được nhiều như xào rau với tỏi, ăn bữa sáng cho giấm tỏi. Hoặc bà bầu cũng có thể nướng tỏi lên rồi bóc vỏ ăn cũng góp phần làm giảm triệu chứng cảm cúm như ho, sổ mũi.
Bà bầu bị cảm cúm có nên xông? Mẹ lấy lá kinh giới, tía tô mỗi thứ 15g, cam thảo 2,5g, đem nấu đun sôi lấy nước uống hoặc có thể dùng lá thảo dược nấu nước lên xông. Một số loại lá như lá bưởi, húng quế, tía tô, bạc hà, rau tần, ngổ, riềng, gừng, hành, chanh… mỗi một lần chọn khoảng 5 – 7 loại, sau đó rửa sạch cho vào nồi đổ ngập nước, đậy nắp thật kín. Đun sôi nồi lá xông chừng 3 – 5 phút sau mở hé nắp nồi cho hơi nóng toát ra dần dần, hãy hít thở thật đều mẹ sẽ thấy thoải mái dễ chịu và sẽ hết cảm.
Mẹ hãy thử nấu nước xông với lá tía tô, xả, vài lát gừng và chanh đun trong khoảng 3-5 phút sau đó chùm một chiếc khăn lên đầu vào ghé mặt vào hít hơi nóng bay lên. Xông hơi thế này sẽ giúp mẹ bầu đang nghẹt mũi sẽ dễ thở hơn.
Qua những chia sẻ trên đây hi vọng các mẹ đã biết cách chăm sóc cho bản thân tốt nhất khi bị cảm tránh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Thu Hà
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.