Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Kinh lạc là gì? Các chức năng chính của 12 đường kinh lạc

Ngày 25/10/2022
Kích thước chữ

Ắt hẳn, “12 đường kinh lạc” là cụm từ mà bạn đã nghe ít nhất một vài lần trong cuộc sống. Tuy nhiên, vai trò của chúng là gì thì không phải ai cũng hiểu rõ về vấn đề này. Vậy kinh lạc là gì? Có tác dụng gì?

Học thuyết kinh lạc được bắt nguồn từ Trung Quốc xưa, sau đó du nhập vào Việt Nam và thịnh hành đến bây giờ. Mục tiêu của học thuyết này là nghiên cứu công năng sinh lý và mối quan hệ mật thiết giữa huyệt đạo và các cơ quan bên trong cơ thể.

Từ xa xưa, ông cha ta đã ứng dụng phương pháp đả thông kinh lạc để trị liệu các bệnh lý, giúp khí huyết được lưu thông và nâng cao tuổi thọ cho con người. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải cho câu trả lời: “Kinh lạc là gì?” và tác dụng thần kỳ của phương pháp này nhé! 

Kinh lạc là gì? Thông kinh lạc là như thế nào?

Kinh lạc được hiểu là đường vận hành của khí huyết toàn thân, hay còn có thể gọi là con đường truyền dẫn dinh dưỡng đi đến các cơ quan trong cơ thể. Kinh lạc bao gồm 2 thành phần là kinh mạch và lạc mạch, với kinh là tên những con đường chính. Những con đường phụ sẽ được gọi là lạc. Kinh mạch là đường thẳng, tuần hành ở sâu. Trong khi đó, lạc mạch là những đường ngang, phân bố như hệ thống võng lưới và tuần hành ở nông. 

Kinh và lạc luôn luôn đan xen và kết nối với nhau để tạo thành hệ thống phòng ngừa bệnh tật, giúp cơ thể luôn trong trạng thái khỏe mạnh. Nhờ có kinh lạc, các tạng phủ và cơ quan liên kết thành một chỉnh thể hữu cơ thống nhất. 

Kinh lạc là gì? Các chức năng chính của 12 đường kinh lạc 1 Kinh lạc là gì là thắc mắc của nhiều người mới tìm hiểu về Đông y

Cơ thể con người chỉ hoạt động bình thường khi kinh lạc thông suốt, chức năng của các cơ quan trong cơ thể vận hành tốt và không có bệnh tật phát sinh. Khi kinh lạc hoạt động kém, con người sẽ cần đến phương pháp thông kinh lạc để duy trì sức khỏe bình thường. Phương pháp này bao gồm các động tác tác động trực tiếp lên làn da và huyệt đạo thông qua xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu hoặc chải dưỡng sinh để kích thích tuần hoàn máu

Cấu tạo của kinh lạc trong cơ thể 

Kinh lạc có cấu tạo gồm 12 đường kinh lạc chính và 2 mạch nhâm đốc. Trên tay chúng ta có 3 kinh âm và 3 kinh dương: 

  • 3 kinh âm: Gồm thủ thái âm phế, thủ thiếu âm tâm, thủ quyết âm tâm bào. 
  • 3 kinh dương: Gồm thủ thái tiểu trường, thủ thiếu dương tam tiêu, thủ dương minh đại trường. 

Cũng giống như thế, dưới chân con người cũng có lần lượt 3 kinh âm và 3 kinh dương: 

  • 3 kinh âm: Gồm túc thái âm tỳ, túc thiếu âm thận, túc quyết âm can. 
  • 3 kinh dương: Gồm túc thái dương bàng quang, túc thiếu dương đởm, túc dương minh vị. 

Ngoài ra, còn có đến 8 kinh mạch phụ trong hệ thống kinh lạc, thường xuyên được sử dụng để chẩn đoán, điều trị bệnh. Đó là: 

  • Nhâm mạch; 
  • Âm duy mạch;
  • Đốc mạch;
  • Dương duy mạch;
  • Xung mạch;
  • Âm kiểu mạch;
  • Đới mạch;
  • Dương kiểu mạch.

Sơ đồ sắp xếp 12 đường kinh chính 

Do các đường kinh lạc đều cố định nên bác sĩ có thể dễ dàng xác định được vị trí của chúng. 12 đường kinh chính trong cơ thể của con người được sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới như sau: 

  • Thủ thái âm phế;
  • Thủ dương minh đại trường;
  • Túc dương minh vị;
  • Túc thái âm tỳ;
  • Thủ thiếu âm tâm;
  • Thủ thái dương tiểu trường;
  • Túc thái dương bàng quang;
  • Túc thiếu âm thận;
  • Thủ quyết âm tâm bào;
  • Thủ thiếu âm tam tiêu;
  • Túc dương minh đởm;
  • Túc quyết âm can.

Chức năng sinh lý của kinh lạc 

Kinh lạc có rất nhiều tác dụng, được thống kê thành những tác dụng chính có thể kể đến như: 

Nối liền trong ngoài, trên dưới, liên hệ cơ quan tạng phủ

Các phủ tạng và ngũ quan cửu khiếu như mắt, mũi, tai,... đều có kinh lạc đi qua. Tuần hành của 12 kinh mạch liên tiếp nhau, có sự liên hệ ngang dọc giữa 12 đường kinh chính với 8 mạch kỳ kinh, giúp tạo nên được sự liên hệ đa dạng giữa lạc mạch và kinh mạch.

Kinh lạc là gì? Các chức năng chính của 12 đường kinh lạc 2 Kinh lạc gắn kết các lục phủ ngũ tạng trong cơ thể 

Hanh thông khí huyết

Không nơi nào trên cơ thể của chúng ta mà không có sự tồn tại của mạch máu. Nhờ có các đường kinh mạch, máu mới được luân chuyển đến các vị trí khác nhau, giúp nuôi dưỡng các mô cơ khỏe mạnh. 

Dẫn truyền cảm ứng

Một trong những cảm giác thường thấy khi châm cứu, bấm huyệt là đắc khí. Cảm giác này có được chính là nhờ sự dẫn truyền các kích thích đến não bộ và các bộ phận trên cơ thể thông qua đường kinh lạc. 

Điều tiết cơ năng của cơ thể

Mỗi một kinh mạch đều có một vị trí huyệt vị tương ứng. Chúng được phân bố đều ở hai bên cơ thể. Do đó, khi cơ thể ốm yếu, âm thịnh dương suy hoặc thiên thịnh, người thầy thuốc sẽ bấm huyệt để chữa bệnh với từng cơ quan. 

Kinh lạc là gì? Các chức năng chính của 12 đường kinh lạc 3 Cơ thể con người chỉ hoạt động bình thường khi có kinh lạc được tuần hoàn 

Cơ thể con người quả thật rất thú vị phải không nào! Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã trang bị được cho mình những kiến thức bổ ích về “Kinh lạc là gì?”. Từ đó, ứng dụng được phương pháp xoa bóp, bấm huyệt Đông y vào chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình nhé! 

Thu Trang 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin