Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cần nhận biết những dấu hiệu bệnh sởi ở người lớn để kịp thời điều trị, tránh trường hợp bệnh sởi trở nên trầm trọng và chặn đứng các nguy cơ gây ra biến chứng.
Sởi là bệnh truyền nhiễm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Cả người lớn và trẻ em, nếu không được điều trị kịp thời thì hậu quả của bệnh để lại là vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy, người nhà và bệnh nhân không được chủ quan, phải hết sức cẩn trọng khi chăm sóc và điều trị. Bên cạnh đó, phải nâng cao ý thức phòng ngừa sởi và cập nhật những thông tin liên quan đến các biến chứng của bệnh.
Các dấu hiệu ác tính của bệnh sởi ở người lớn thường xuất hiện nhanh chóng trong vài giờ ở những người có cơ địa quá mẫn cảm, vào cuối giai đoạn khởi phát, trước lúc phát ban. Các dấu hiệu thường thấy khi bệnh sởi diễn biến nặng như: sốt cao đột ngột 39 – 41 độ C, cơ thể thiếu sức sống, vật vã, có dấu hiệu mê sảng, hôn mê, co giật. Bên cạnh đó còn có các dấu hiệu mạch nhanh, huyết áp tụt, thở gấp, cơ thể tím tái, nôn, đi ngoài thể lỏng, xuất huyết dưới da hay phủ tạng. Tùy theo triệu chứng nào nổi bật, sẽ có những thể sởi ác tính khác nhau, bao gồm:
Sởi ác tính thể xuất huyết: xuất huyết dưới da hoặc trong nội tạng.
Khi người bệnh có những dấu hiệu này, lập tức phải được đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc ở ngoài, hay sử dụng những bài thuốc chữa bệnh sởi theo đông y, vì đây là những phương pháp chỉ dành cho người mắc sởi lành tính. Nếu áp dụng các cách này cho trường hợp nặng hơn, sẽ gây ra những biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe lâu dài của bệnh nhân.
Các biến chứng về thần kinh như viêm não, viêm màng não, tủy cấp, là những biến chứng nguy hiểm gây tử vong và để lại di chứng cao. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh của Mỹ, cứ khoảng 1.000 người bị sởi thì có một người bị viêm não. Viêm não có thể gây ra chứng co giật, hôn mê, thậm chí là tử vong hoặc ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần và thể chất của người bệnh nếu qua khỏi.
Biến chứng về đường tiêu hóa, thường gặp là viêm niêm mạc miệng, viêm ruột cấp tính, cam mã tấu… Tiêu chảy cũng là thường gặp ở những người bị sởi, triệu chứng này sau sởi nặng sẽ nề hơn và có nhiều biến chứng hơn là tiêu chảy cấp do virus thông thường.
Biến chứng viêm loét giác mạc, có thể gặp ở người suy dinh dưỡng, thiếu hụt vitamin A và có thể gây mù vĩnh viễn. Ở các nước châu Phi, sởi là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa. Phụ nữ mang thai nếu bị sởi sẽ có nguy cơ bị sảy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc sinh con nhẹ cân.
Bảo Hân
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.