Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sởi là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh chóng và có nguy cơ cao về biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Mặc dù bệnh sởi ở trẻ em thường được quan tâm hơn, nhưng bệnh sởi ở người lớn cũng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Nguy hiểm của bệnh sởi ở người lớn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và độ tuổi của bệnh nhân. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin và các lưu ý cần biết về bệnh sởi ở người lớn. Mời bạn đọc theo dõi!
Virus sởi là một loại virus ARN thuộc chi Morbillillin trong họ Paramyxoviridae, chỉ có thể lây nhiễm từ con người sang con người. Bệnh sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm cao nhất và có thể lan rộng trong cộng đồng, dễ dàng bùng phát thành dịch. Theo thông tin của UNICEF, virus sởi gây ra nguy hiểm hơn cả Ebola, bệnh lao hay cúm.
Virus sởi có thể lây lan nếu người nhiễm tiếp xúc với bề mặt hoặc vật chứa virus, sau đó chạm vào miệng hoặc mũi của mình hoặc ăn uống mà chưa rửa tay. Virus cũng có thể tồn tại trong không khí và trên bề mặt trong khoảng 2 giờ, chờ đợi để xâm nhập vào đường hô hấp của người khác.
Sởi là một bệnh lây nhiễm phổ biến, nhưng đa số người lớn đã có miễn dịch với bệnh từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, vẫn có một số người lớn chưa có miễn dịch vẫn có thể mắc sởi. Khi nhiễm bệnh, thời gian ủ bệnh thường từ 7 - 21 ngày, trung bình khoảng 10 ngày, trước khi các triệu chứng bệnh xuất hiện.
Các triệu chứng của sởi bao gồm:
Sởi ở người lớn có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm viêm phổi, suy hô hấp, động kinh, viêm não và ảnh hưởng đến trí tuệ. Khoảng 15% người trưởng thành bị biến chứng sởi có thể tử vong do can thiệp muộn hoặc can thiệp không hiệu quả. Biến chứng sởi thường xảy ra ở những người sức khỏe yếu, bị bệnh mãn tính, suy giảm miễn dịch hoặc đang sử dụng thuốc làm giảm miễn dịch.
Một điều đáng lo ngại khi mắc bệnh sởi ở người lớn là các di chứng khó nhận biết để phòng ngừa kịp thời. Có trường hợp bệnh nhân cho rằng họ đã hồi phục sau khi khỏi sốt và ban đỏ, tuy nhiên, các triệu chứng sốt kéo dài có thể tái phát bất cứ lúc nào và khi đó nguy cơ mắc viêm màng não rất cao.
Phụ nữ mang thai cũng là nhóm người nguy hiểm, vì họ có nguy cơ bị biến chứng cao khi mắc phải virus sởi. Nếu thai phụ mắc bệnh trong những tháng đầu của thai kỳ, nguy cơ biến chứng thai gặp phải như sảy thai, đẻ non, thai chết lưu, dị tật thai nhi, thai nhiễm sởi tiên phát, trẻ bị nhẹ cân và nhiều nguy cơ khác. Theo một thống kê khoa học, nếu thai phụ mắc bệnh sởi trong tháng đầu tiên, tỉ lệ dị tật bẩm sinh lên tới 50%. Nếu mắc bệnh ở tháng thứ hai, tỉ lệ dị tật là 22%, và tháng thứ ba có tỉ lệ thấp hơn chỉ khoảng 6%. Do đó, phụ nữ mang thai nên hoàn thành mũi tiêm phòng sởi trước khi mang thai và tăng cường sức đề kháng để phòng ngừa bệnh.
Sởi có thể được điều trị khá dễ dàng ở người lớn, tuy nhiên cần chú ý đến việc điều trị các triệu chứng cùng với việc chăm sóc người bệnh để ngăn ngừa các biến chứng:
Nếu tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, bệnh nhân cần được chăm sóc y tế dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Để phòng ngừa bệnh sởi bạn cần thực hiện một số biện pháp sau:
Bài viết trên hy vọng đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan và giải đáp thắc mắc cho bạn đọc về bệnh sởi ở người lớn. Đừng chủ quan với tình trạng bệnh sởi, bạn nên đến trung tâm y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời khi gặp các dấu hiệu bất thường của bệnh sởi.
Xem thêm:
Ngọc Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.