Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Những năm trở lại đây, đại dịch Covid-19 đang trở thành mối lo ngại cho tất cả mọi người, một căn bệnh gây ra nhiều tổn thất về tinh thần và vật chất nhất từ trước đến nay. Và hậu Covid là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, nhất là những bệnh nhân có bệnh nền đã để lại nhiều di chứng nặng nề, trong đó bệnh suy hô hấp do hậu Covid gây ra là một trong những bệnh đáng lo ngại nhất.
Hậu Covid để lại nhiều tổn thương nghiêm trọng cho các cơ quan trong cơ thể như hụt hơi, khó thở từ cấp độ nhẹ đến nặng, ho kéo dài, đau tức ngực, suy giảm chức năng hô hấp. Do đó, mọi người nên có một kế hoạch cụ thể để chăm sóc người bệnh giúp vượt qua hậu Covid trong thời gian ngắn nhất.
Suy hô hấp hay còn gọi là bệnh màng trong, là tình trạng phổi không hoạt động tốt, lượng oxy nhận vào không đủ, hoặc tích tụ quá nhiều carbon dioxide ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể, kết quả là làm chậm quá trình phân phối oxy đến các mô.
Bệnh nhân bị suy hô hấp sẽ xuất hiện các triệu chứng mà phụ thuộc vào mức độ oxy và carbon dioxide trong máu sẽ có các triệu chứng nặng hay nhẹ.
Tim đập nhanh là một trong những triệu chứng của suy hô hấp
Bệnh nhân có dấu hiệu như sốt, ho, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, cần phải theo dõi thân nhiệt, nhịp thở, huyết áp thường xuyên. Nếu bệnh nhân bị sốt thì phải lau mát cơ thể bằng khăn hạ sốt và thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Luôn luôn theo sát bệnh nhân, nếu có dấu hiệu bất thường phải báo ngay bác sĩ để kịp thời xử lý.
Phải vệ sinh cơ thể sạch sẽ, giữ ấm cổ, thường xuyên vệ sinh mũi miệng, rửa mũi, súc miệng bằng nước muối sinh lý. Phòng ngủ phải gọn gàng, thông thoáng, chăn màn, quần áo phải giặt giũ đảm bảo vệ sinh.
Dinh dưỡng là một phần rất quan trọng trong quá trình chăm sóc bệnh nhân, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ để bệnh nhân phục hồi sức khỏe nhanh nhất. Phải đảm bảo nguồn dinh dưỡng, thực phẩm sạch, an toàn và khẩu phần ăn theo chỉ định của bác sĩ.
Dinh dưỡng rất quan trọng cho sự phục hồi của bệnh nhân
Những bệnh nhân suy hô hấp, tổn thương phổi thường phải nhập viện để bác sĩ theo dõi và điều trị bệnh. Luôn giúp bệnh nhân kê cao đầu, đảm bảo đường thở thông thoáng. Nếu có dấu hiệu khó thở, tím tái thì cho thở oxy để SpO2 lớn hơn 94% trong lúc hồi sức.
Khi bệnh nhân ổn định thì điều chỉnh để đạt SpO2 lớn hơn 90% cho người lớn và từ 92%-95% cho thai phụ. Đối với bệnh nhân nhỏ tuổi có các dấu hiệu như hôn mê hoặc co giật thì thở máy để đạt SpO2 lớn hơn 94%, khi bệnh nhân ổn định thì điều chỉnh về SpO2 lớn hơn 90%. Luôn theo dõi nhịp thở, SpO2 và quan sát bệnh nhân để tránh tình trạng đờm ứ nhiều. Giúp bệnh nhân nằm nghiêng, đặt canuyn để tránh tình trạng bị tụt lưỡi. Báo ngay bác sĩ nếu tình trạng bệnh nhân xấu đi để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Thường xuyên theo dõi mạch, huyết áp cho bệnh nhân, nếu huyết áp lên xuống thất thường thì phải dùng thuốc và truyền dịch theo lệnh bác sĩ. Báo ngay cho bác sĩ nếu huyết áp quá cao hoặc quá thấp để có biện pháp can thiệp kịp thời. Giúp bệnh nhân uống thuốc đúng liều, đúng giờ, hỗ trợ bệnh nhân và bác sĩ trong quá trình thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng hoặc khi bác sĩ làm các thủ thuật cũng như đưa bệnh nhân đi chụp X-quang, chụp lớp cắt vi tính,...
Theo dõi huyết áp bệnh nhân thường xuyên
Giữ vệ sinh thân thể bệnh nhân, thường xuyên tắm giặt, lau chùi phòng sạch sẽ. Các vật dụng riêng của bệnh nhân phải vô khuẩn để tránh lây nhiễm.
Những bệnh nhân nặng thường nằm một chỗ nên người nhà phải có chế độ chăm sóc riêng biệt, thường xuyên thay đổi tư thế nằm, vệ sinh các vết loét để không bị hoại tử da. Ga giường, chăn nệm cũng phải thường xuyên thay giặt, đảm bảo vệ sinh. Hằng ngày phải massage cơ thể, xoa bóp chân tay để giúp cơ thể linh hoạt, chóng bình phục.
Massage cơ thể cho bệnh nhân để giúp chân tay linh hoạt hơn
Nguồn dinh dưỡng cực kỳ quan trọng để giúp bệnh nhân có sức khỏe chiến đấu với bệnh tật, người nhà nên có thực đơn đa dạng, phong phú, thức ăn phải an toàn, đảm bảo vệ sinh. Người nhà phải giúp bệnh nhân đặt sonde dạ dày trước khi ăn, chia nhỏ bữa ăn thành 5-7 bữa/ ngày để bệnh nhân dễ hấp thụ và tiêu hóa chất dinh dưỡng, đặc biệt nhớ bổ sung đầy đủ nước cho bệnh nhân.
Bài viết trên hy vọng giúp mọi người hiểu rõ hơn về bệnh suy hô hấp, một căn bệnh gây ra nhiều biến chứng khó lường nếu không được điều trị tích cực, nếu bệnh nặng mọi sinh hoạt cá nhân đều phải phụ thuộc vào người khác nên người nhà phải lập kế hoạch chăm sóc để giúp người bệnh nhanh chóng đẩy lùi bệnh tật.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.