Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh viêm não Nhật Bản có thể mắc ở mọi lứa tuổi, song chủ yếu là trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt nhóm nguy cơ cao nhất là trẻ từ 2-6 (chiếm 75% tổng số trẻ mắc). Vậy lịch chích ngừa viêm não Nhật Bản mũi 2 nên tiêm vào thời gian nào?
Bệnh viêm não Nhật Bản (VNNB) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Bệnh do virut VNNB gây ra, lây truyền qua muỗi đốt.
Lịch chích ngừa viêm não Nhật Bản mũi 2
Cho trẻ đi chích ngừa viêm não Nhật Bản mũi 2 cần đúng lịch sẽ là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất:
Tiêm chủng 3 liều vắc xin cơ bản:
Sau đó, khoảng 3-4 năm bạn nên tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
Vắc xin viêm não Nhật Bản là gì? Vắc xin phòng chống VNNB được triển khai trong tiêm chủng thường xuyên của chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) từ năm 2015. Các bậc cha mẹ cần đưa con đến các điểm tiêm chủng của trạm y tế xã vào ngày tiêm chủng thường xuyên khi trẻ đến tuổi tiêm chủng vắc xin VNNB để trẻ được phòng bệnh VNNB hiệu quả. Ngoài ra các bà mẹ có thể đưa trẻ đến tiêm tại các phòng tiêm chủng dịch vụ
Tác dụng phụ có thể gặp khi tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản có đáng lo ngại?
Khi cho trẻ chích ngừa viêm não Nhật Bản mũi 2 ba mẹ thường có tâm lý lo lắng đến các phản ứng phụ và nguy cơ bị sốc phản vệ. Vậy đối với vắc xin phòng viêm não Nhật Bản mũi cần lưu ý gì?
Cũng giống như hầu hết các loại vắc xin, tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cũng có 1 tỉ lệ trẻ gặp tác dụng phụ tại chỗ tiêm như: đau, sưng, đỏ (chiếm 5 – 10%). Một số có thể có phản ứng toàn thân: sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi. Các phản ứng phụ nêu trên xuất hiện khoảng vài giờ sau khi tiêm và thường sẽ tự hết sau 1-2 ngày. Chỉ có một tỷ lệ cực nhỏ (1 trường hợp trên 1 triệu mũi tiêm) có thể gặp choáng (sốc) sau khi tiêm trong vòng vài giờ, cần được đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để xử trí cấp cứu.
Phản ứng phụ sẽ được hạn chế nếu thực hiện các mũi tiêm đúng thời gian, liều lượng, đường tiêm và việc khám sàng lọc cho trẻ trước khi tiêm thực hiện tốt, theo dõi trẻ sau khi tiêm trong vòng 30 phút theo quy định về an toàn tiêm chủng. Phụ huynh nên chọn tiêm phòng cho bé tại các cơ sở đảm bảo nguồn vắc xin để tránh sai lịch, trễ lịch tiêm, có bác sĩ chuyên môn thăm khám trước tiêm và thực hiện đúng quy trình 4 bước: phòng chờ, khám và tư vấn, tiêm, theo dõi sau tiêm.
Vì vậy, theo khuyến cáo của Bộ y tế và các chuyên gia, cha mẹ đừng vì quá lo lắng với những thông tin không chính thống về vắc xin mà bỏ qua phương tiện bảo vệ trẻ tối ưu nhất trước rất nhiều dịch bệnh, trong đó có bệnh viêm não Nhật Bản, tuy không mới nhưng rất nguy hiểm này.
Thu Hà
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.