Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Uốn ván là một căn bệnh tương đối nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao. Thế nên việc tiêm phòng uốn ván là rất cần thiết. Vậy chích ngừa uốn ván rồi có cần chích lại không? Và vaccine uốn ván có tác dụng ngừa bệnh trong bao lâu bạn đã biết chưa?
Uốn ván thường xuất hiện sau tổn thương cấp tính. Có thể kể đến như là vết trầy, rách da, phẫu thuật sinh đẻ… Khi bệnh nhân mắc phải sẽ bị nhiễm độc hệ thần kinh vận động. Từ đó dẫn đến tình trạng co cứng cơ và co giật liên tục.
Vi trùng của uốn ván có mặt ở khắp mọi nơi. Đặc biệt chúng có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương, kể cả vết thương nhỏ. Uốn ván là do trực khuẩn gram (-), hay còn có tên gọi là Clostridum tetani gây nên. Bệnh xuất hiện khi vết thương bị nhiễm nha bào uốn ván.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh còn tùy theo mức độ nhiễm độc, vị trí, độ rộng, cũng như điều kiện yếm khí tại vết thương mà có thể là khu trú hoặc uốn ván toàn thể. Thời kỳ ủ bệnh của uốn ván kéo dài khoảng 4 - 21 ngày, thường thấy nhất là từ 7 - 10 ngày.
Bệnh nhân khi mắc phải rất dễ tử vong do rối loạn thần kinh thực vật, suy hô hấp… Hay thậm chí là có nguy cơ ngừng tim. Tỷ lệ tử vong của bệnh uốn ván rất cao, từ 10 - 80%. Nó còn phụ thuộc vào điều kiện hồi sức cấp cứu và việc điều trị sớm hay muộn.
Việc phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh, ai cũng cần có ý thức tiêm vaccine ngừa uốn ván trước. Hơn nữa, việc chích ngừa uốn ván rồi có cần chích lại không đang được rất nhiều người quan tâm. Thế nên hi vọng mọi người sẽ tìm hiểu và chủ động trước căn bệnh nhiều nguy cơ này.
Một vết thương trầy xước hoặc hở da có thể bị nhiễm khuẩn và gây uốn ván. Thế nên khi có vết thương, ta cần chủ động tiêm phòng uốn ván để bảo vệ bản thân. Đặc biệt còn giúp ngăn ngừa các hậu quả nặng nề có thể xảy đến, như ảnh hưởng tính mạng.
Việc tiêm phòng uốn ván là vô cùng cần thiết đối với tất cả mọi người. Đặc biệt khi bệnh là nguyên nhân tử vong hàng đầu tại một số quốc gia. Đặc biệt, chúng ta cũng cần lưu ý việc chích ngừa uốn ván rồi có cần chích lại không?
Khi trường hợp khẩn cấp xuất hiện, ta không dùng vaccine uốn ván để tiêm phòng nữa. Thay vào đó, người ta sẽ sử dụng globulin miễn dịch uốn ván. Loại globulin này được dùng để ngừa bệnh cho người bị thương chưa miễn dịch và có nguy cơ cao.
Lần thứ nhất: Một lúc chích 2 mũi
Lần thứ hai: Kể từ sau lần chích thứ nhất 1 tháng thì chích mũi 3.
Lần thứ ba: Kể từ sau lần chích thứ hai 6 tháng chích thêm mũi 4.
Lần thứ tư: Kể từ sau lần chích thứ ba 12 tháng thì chích mũi 5.
Vậy là chúng ta đã biết được phải tiêm bao nhiêu mũi ngừa uốn ván là đủ. Tuy nhiên vấn đề được nhiều người quan tâm là chích ngừa uốn ván rồi có cần chích lại không?
Chích ngừa uốn ván rồi có cần chích lại không và có tác dụng trong bao lâu? Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi uốn ván nếu không kịp thời khắc phục thì có nguy cơ dẫn tới tử vong khá cao.
Khi chúng ta tiêm đủ 4 lần thì vaccine uốn ván có tác dụng ngừa bệnh được 5 năm. Sau đó, nếu lần sau có vết thương bạn chỉ cần chích nhắc lại 1 lần. Vậy để ngừa bệnh suốt đời thì chích ngừa uốn ván rồi có cần chích lại không?
Câu trả lời là có. Sau khoảng 5 - 10 năm bạn cứ tiêm nhắc lại 1 liều thì sẽ ngừa bệnh uốn ván suốt đời. Nếu bạn vẫn chưa được tiêm đủ thì hãy đi tiêm ngay 1 liều huyết thanh. Nó sẽ giúp kháng độc tố bệnh uốn ván, và sau đó tiêm đủ các mũi VAT để ngừa bệnh.
Khi bạn có vết thương nặng, sâu và nhiễm bẩn thì tiêm thêm globutin. Liều này sẽ giúp kháng uốn ván, tạo miễn dịch thụ động chống độc tố. Bạn hãy luôn nhớ rằng tiêm phòng là việc vô cùng cần thiết để phòng bệnh uốn ván.
Vậy là chúng ta đã biết được chích ngừa uốn ván rồi có cần chích lại không. Đồng thời nắm tác dụng của liều vaccine là trong bao lâu. Tuy nhiên, cách phòng uốn ván tốt nhất vẫn là phải có ý thức tránh tổn thương khi lao động.
Đặc biệt không để bị tổn thương sâu, bẩn như là giẫm gai, đinh, chấn thương phần mềm… Hơn nữa cũng cần lưu ý vấn đề vệ sinh môi trường sạch sẽ như là nạo vét chấy bùn, chất thải, thông cống rãnh để tránh bị ứ đọng. Đồng thời giúp không cho vi khuẩn, cũng như là nha bào uốn ván phát triển.
Thụy Anh
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.