Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Xét nghiệm Hormon kích thích tuyến giáp TSH giúp bạn chẩn đoán mình có bị bệnh tuyến giáp hay không. Vậy liệu xét nghiệm bướu cổ có cần nhịn ăn?
1. Để chẩn đoán các tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp (cường giáp và suy giáp).
2. Để chẩn đoán phân biệt nguồn gốc suy giáp là tại tuyến giáp (suy giáp tiên phát) hay ngoài tuyến giáp (thứ phát): Khi tiến hành định lượng đồng thời nồng độ T4 tự do.
3. Để theo dõi đáp ứng điều trị của bệnh nhân bị rối loạn chức năng tuyến giáp.
Xét nghiệm bướu cổ được tiến hành trên huyết thanh.
Xét nghiệm bướu cổ có cần nhịn ăn? Bệnh nhân không nhất thiết được yêu cầu phải nhịn ăn trước khi lấy máu làm xét nghiệm. Theo các bác sĩ bệnh nhân nên dừng các loại thuốc gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Bệnh phẩm sau khi lấy cần được ly tâm và bảo quản lạnh nhanh chóng nếu cần chuyển tới phòng xét nghiệm để định lượng hormon.
Mức độ bình thường
Có giá trị từ 0,5 – 5 µIU/ml
Mặc dù có các dao động theo nhịp ngày đêm với một đỉnh bài tiết của TSH xảy ra ngay trước khi ngủ, song các giá trị của TSH thu được vẫn trong giới hạn bình thường. Các giá trị của TSH không biến đổi khi có tình trạng stress, gắng sức hay do glucose.
Nồng độ TSH tăng
Các nguyên nhân chính thường gặp là:
1. Suy giáp nguồn gốc tại tuyến:
2. Dùng các thuốc gây suy giáp:
3. Có kháng thể kháng TSH hay có tình trạng kháng hormon giáp.
4. Cắt một phần hay toàn bộ tuyến giáp.
5. Cường giáp nguồn gốc tuyến yên (hiếm gặp): Ví dụ tình trạng cường tuyến yên, u tế bào biểu mô tuyến yên.
6. Sản xuất TSH lạc chỗ (VD: ung thư phổi, vú).
7. Viêm tuyến giáp Hashimoto và các viêm tuyến giáp khác.
8. Tuổi: 10% bệnh nhân > 60 tuổi có TSH tăng cao, mặt khác có 25% số bệnh nhân này bị giảm nồng độ T3 hoặc T4.
9. Suy tuyến thượng thận tiên phát.
10. Trẻ sơ sinh: TSH Tăng cao trong các giờ đầu sau sinh và trở lại bình thường trong vòng 5 ngày đầu.
11. Giảm thân nhiệt.
Nồng độ TSH giảm
Các nguyên nhân chính thường gặp là:
1. Cường giáp nguồn gốc tại tuyến giáp (do T3 hoặc T4)
2. Suy giáp nguồn gốc tuyến yên hay dưới đồi (suy giáp thứ phát)
3. Tuyến giáp đa nhân cũng như một số nguyên nhân bướu cổ khác.
4. Do dùng thuốc:
5. Một số bệnh nhân bình giáp có TSH thấp (1% dân số).
6. Giảm chức năng tuyến yên.
7. Hội chứng não thực thể (organic brairn symdromne).
1. Xét nghiệm hữu ích để chẩn đoán các rối loạn chức năng tuyến giáp và nguồn gốc gây ra rối loạn này. Khi lâm sàng nghi ngờ có tình trạng rối loạn chức năng giáp. Xét nghiệm định lượng nồng độ TSH là chỉ định đầu tiên:
Các loại suy giáp:
Các loại cường giáp
2. Xét nghiệm giúp theo dõi tiến triển bệnh tuyến giáp và đánh giá hiệu quả điều trị (giảm dần nồng độ TSH ở các bệnh nhân bị suy giáp được điều trị bằng tinh chất giáp).
Độ nhạy của xét nghiệm TSH cho phép sử dụng như một test sàng lọc đơn độc tốt nhất để phát hiện tình trạng cựờng giáp và đối với các trường hợp bệnh nhân ngoại trú, định lượng nồng độ TSH huyết thanh được coi là test nhạy nhất để phát hiện tình trạng thừa hay thiếu hormon giáp nhẹ và khó phát hiện lâm sàng.
Xét nghiệm bướu cổ có cần nhịn ăn không? Nồng độ TSH ở mức giới hạn bình thường cao có thể đã là một bằng chứng gợi ý có suy giáp, trái lại một nồng độ TSH thấp hay thậm chí không phát hiện được chưa đủ để phân biệt chắc chắn giữa một đối tượng bình thường với người bị cường giáp.
Trong trường hợp nghi ngờ bị cường giáp hay suy giáp, thực hiện test TRM cùng với định lượng TSH ở thời điểm 0, 20 và 60 phút thường giúp có được chẩn đoán.
Điều trị bằng amiodaron gây tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp ở 14 -18% các bệnh nhân được chỉ định dùng amiodaron. Vì vậy trước khi bắt đầu điều trị cordaron cho bệnh nhân, cần định lượng nồng độ TSH cơ sở (nền) và sau đó theo dõi định kì 6 tháng/lần xét nghiệm này trong suốt quá trình điều trị cordaron cho bệnh nhân.
Xét nghiệm bướu cổ có cần nhịn ăn không? Mỗi loại bướu giáp sẽ có phương pháp điều trị phù hợp riêng. Nhưng có thể tóm lại, điều trị bướu tuyến giáp bao gồm: uống thuốc, xạ trị, phẫu thuật hoặc chỉ theo dõi mà không điều trị gì.
Hoàng Dương
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.