Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Loét miệng có lây không và cách chữa trị nhanh chóng

Ngày 11/05/2020
Kích thước chữ

Loét miệng hay còn gọi là loét áp tơ là một bệnh lý thường gặp trong khoang miệng, là tình trạng nhiệt miệng nặng với xu hướng nặng hơn. Thông thường người ta chỉ phát hiện bệnh loét miệng khi thấy đau rát khi ăn đồ mặn hoặc đồ cay, bởi lúc này bệnh đã chuyển sang giai đoạn ổ loét. Cùng tìm hiểu về bệnh loét miệng và cách phòng chống lây lan hiệu quả tại nhà.

Bệnh loét miệng chia làm 3 giai đoạn, chúng ta cần tìm hiểu những đặc điểm của bệnh để có những cách chữa trị hiệu quả. Áp dụng ngay những phương pháp sau đây để bệnh vết loét miệng của bạn nhanh lành và không để lại sẹo nhé.

Bệnh loét miệng là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh loét miệng

Loét miệng có lây không và cách chữa trị nhanh chóngLoét miệng là bệnh thường gặp và tương đối lành tính

Bệnh loét miệng do virus Herpes gây ra, được chia làm 3 giai đoạn phát triển:

Nhiệt miệng: những nốt nhỏ nông, sưng đỏ phát triển ở những mô mềm bên trong niêm mạc miệng như má, môi, bên dưới lưỡi và nướu. Ban đầu chúng có  kích thích thước nhỏ, gây đau rát nhẹ, đặc biệt là khi ăn những đồ ăn nóng hoặc mặn.

Lở miệng: sau vài ngày những vết mụn nước này sẽ vỡ ra tạo thành nhiều đốm trắng có kích thước lớn hơn, khoảng vài milimet, có màu đỏ và viền trắng bao xung quanh. Chúng sẽ lây lan qua những khu vực khác trong miệng gây đau cục bộ, khó khăn khi ăn uống hoặc vận động lưỡi.

Loét miệng: những vết lở có dấu hiệu nhiễm trùng và chảy máu, mọng nước và to dần có thể lên đến 3-5mm đối với mỗi vết loét. Lúc này bệnh nhân sẽ thấy đau đớn dữ dội, và những vết loét này khi chảy máu đồng thời cũng sẽ truyền đi virus gây bệnh.

Vì vậy người bệnh loét miệng hoàn toàn có khả năng lây cho người khác, và những vết loét này dù có lành thì cũng sẽ có nguy cơ tái diễn sau 1 khoảng thời gian. Người bị loét miệng còn dẫn đến những nhiễm trùng trong khoang miệng, có thể ảnh hưởng đến răng, nướu và lưỡi, gây ra hàng loạt những biến chứng ở răng hàm mặt như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu...

Nguyên nhân gây ra bệnh loét miệng

Loét miệng có lây không và cách chữa trị nhanh chóngRượu, bia thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây loét miệng

Bệnh loét miệng do nhiều nguyên nhân gây ra, đối với từng nguyên nhân sẽ có cách chữa trị sao cho phù hợp:

Hệ miễn dịch bị suy yếu

Khi cơ thể thiếu những loại vitamin thiết yếu như vitamin C, B12, B9 và các khoáng chất như sắt, kẽm sẽ làm hệ miễn dịch bị suy yếu và dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn trong khoang miệng. 

Ngoài ra còn do người bệnh sử dụng nhiều chất kích thích có hại cho cơ thể như rượu, bia, thuốc lá, những loại thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, hoặc do cơ thể thường xuyên căng thẳng kéo dài.

Do bệnh nhân đang mắc những bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu

Vi khuẩn phát triển mạnh trong khoang miệng sẽ dễ làm chúng ta dễ mắc lở miệng, loét miệng, đặc biệt là trong quá trình ăn uống cắn phải lưỡi, má trong hoặc mô mềm bị tổn thương trong quá trình ăn uống.

Do các bệnh lý về răng như sâu răng, viêm quanh răng, viêm tủy răng,…

Cách chữa trị nhanh chóng loét miệng

Loét miệng có lây không và cách chữa trị nhanh chóngCách chữa trị loét miệng hiệu quả tại nhà là vệ sinh răng miệng sạch và sử dụng dung dịch sát khuẩn

Khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên của loét miệng, chúng ta nên chữa trị nhanh chóng để tránh bệnh chuyển biến xấu và lây lan cho những người xung quanh. Một số cách chữa nhiệt miệng hiệu quả tại nhà mà bạn có thể tham khảo như:

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và súc miệng với các dung dịch sát khuẩn

Luôn giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ là cách hiệu quả hàng đầu để trị loét miệng. Vệ sinh vào buổi sáng và buổi tối và sử dụng kèm những dung dịch sát khuẩn.

Nước muối loãng: trong muối có chứa các NaCl và nhiều nguyên tố vi lượng như kẽm, kali và sắt giúp sát khuẩn rất hiệu quả, lại làm sạch khoang miệng nhanh chóng. Ngậm nước muối loãng khoảng 1 phút mỗi ngày sẽ giúp các vết thương được hồi phục nhanh hơn. 

Nước trà pha loãng: trong lá trà cũng chứa nhiều dưỡng chất giúp phục hồi nhanh chóng các vết viêm loét ở miệng. Ngoài ra chúng cũng thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể.

Ăn uống khoa học 

Trong thời gian điều trị nhiệt miệng, bạn không nên sử dụng những thức ăn cay nóng cũng như các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá...vì sẽ khiến cơ thể nóng và khiến các vết loét lan rộng hơn. 

Uống nhiều nước, đặc biệt là những loại nước ép trái cây, rau củ quả và các loại nước thanh mát như chè đậu đen, đậu xanh, chè ý dĩ…Những loại nước ép này cũng giúp phòng tránh loét miệng hiệu quả

Có chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt điều độ

Việc thường xuyên làm việc cường độ cao và luôn trong trạng thái căng thẳng cũng khiến bệnh trở nên nặng hơn. Vì thế bạn cần nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ giấc kết hợp với việc tập thể dục buổi sáng, giúp cho cơ thể sảng khoái hơn, giảm bớt bệnh tật và giúp bệnh loét miệng nhanh lành hơn.

Sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ

Bệnh loét miệng có thể chữa khỏi tại nhà sao khoảng 2 tuần điều trị, vì vậy bạn không quá lo lắng. Với những trường hợp loét nhẹ thì không cần uống thuốc, nhưng đối với những ca loét nặng thì bạn nên đến bác sĩ để được điều trị đúng cách. Không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh hoặc những loại thuốc khác mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ. 

Trúc

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:loét miệng