Với hơn 8 năm kinh nghiệm, trong đó có 5 năm làm việc trong lĩnh vực Nội khoa và 3 năm chuyên về tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩHoàng Thị Lệ
Với hơn 8 năm kinh nghiệm, trong đó có 5 năm làm việc trong lĩnh vực Nội khoa và 3 năm chuyên về tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Loét miệng là một tình trạng phổ biến thường gặp hiện nay. Thông thường, tình trạng này sẽ tự hết mà không gây nguy hiểm nhưng trường hợp này thường xuyên xảy ra sẽ gây ảnh hưởng tới cuộc sống.
Loét miệng hay còn gọi là nhiệt miệng là tình trạng xuất hiện những vết loét trên các mô mềm ở miệng của bạn gây đau đớn. Loét miệng có thể gặp ở trên môi, nướu, lưỡi hoặc vòm miệng. Loét miệng thường không gây nguy hiểm, nhưng lại ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là trong việc ăn uống.
Thông thường, những vết loét trên miệng sẽ tự lành mà không để lại sẹo trong vòng từ 7 tới 10 ngày. Tuy nhiên nếu vết loét kéo dài hơn hai tuần thì bạn nên gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân.
Niêm mạc miệng xuất hiện một hay nhiều đốm có kích thước 1-2 mm màu trắng, đôi khi là màu vàng, viền ở xung quanh có màu đỏ. Những vết loét này thường có hình tròn hay hình oval.
Biểu hiện tại vết loét: Viêm nhiễm, sưng nóng gây đau rát khó chịu.
Thông thường, loét miệng sẽ tự khỏi sau vài ngày tại nhà mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tới cuộc sống do vết loét làm ảnh hưởng tới quá trình ăn uống. Vì vậy, hãy tới gặp bác sĩ nếu như vết loét của bạn kéo dài trên 10 ngày. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Theo quan niệm dân gian, nguyên nhân dẫn tới loét miệng là do nóng trong người hay ăn những thức phẩm có tính cay nóng. Ngoài ra, những nguyên nhân sau cũng gây ra loét miệng:
Cắn vào miệng hoặc bị tác động gây tổn thương niêm mạc miệng như đánh răng mạnh quá, lâu dần phát triển thành vết loét.
Bị mắc một số bệnh lý về răng như sâu răng, viêm tủy răng, viêm quanh răng,...
Bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus.
Sử dụng kem đánh răng hoặc nước súc miệng có chứa sodium lauryl sulfate.
Thiếu một số chất như vitamin B6, B12, C, kẽm, acid folic hoặc các khoáng chất như sắt, kẽm,...
Rối loạn nội tiết tố trong thời kỳ mang thai hoặc tới kỳ kinh nguyệt.
Stress.
Đôi khi, vết loét có thể là dấu hiệu của một vài bệnh nghiêm trọng như: HIV/AIDS, nấm miệng, bệnh Crohn...Tuy nhiên thường hiếm gặp trường hợp này.
https://www.healthline.com/health/mouth-sores
https://www.medicalnewstoday.com/articles/324680
Loét miệng thường không do nhiễm giun sán mà thường do:
Loét miệng ở trẻ nhỏ có thể là một dấu hiệu của bệnh tay chân miệng, đặc biệt khi kèm theo các triệu chứng khác như: Đốm đỏ hoặc mụn nước xuất hiện trên tay, chân và mông kèm theo sốt nhẹ, quấy khóc hoặc không muốn ăn do đau miệng.
Uống ít nước có thể làm tăng nguy cơ loét miệng vì:
Do đó, duy trì đủ nước là quan trọng để bảo vệ sức khỏe miệng và giảm nguy cơ loét.
Loét miệng thường có thể tự khỏi mà không cần điều trị trong vòng từ một đến hai tuần. Tuy nhiên, thời gian hồi phục có thể phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của loét. Nếu loét không tự khỏi sau hai tuần hoặc có triệu chứng nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Bạn nên đi khám bác sĩ khi loét miệng có các dấu hiệu sau:
Hỏi đáp (0 bình luận)