Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Nhiệt miệng ở má trong và những điều cần biết

Ngày 29/05/2023
Kích thước chữ

Nhiệt miệng không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhưng gây nhiều cảm giác khó chịu. Nhiệt miệng ngoài xuất hiện ở vùng lưỡi, môi mà còn có thể có ở má trong. Vậy nhiệt miệng ở má trong có điều gì khác và nên điều trị như thế nào?

Nhiệt miệng ở má trong xuất hiện đặc trưng với những vết loét nông ở hai bên má trong, bờ niêm mạc tấy đỏ, gây đau, khó chịu cho người bị nhiệt miệng. Tuy nhiệt miệng không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng trong một vài trường hợp cần phải lưu ý để đi khám vì khi đó nhiệt miệng là một dấu hiệu báo động về sức khỏe của bạn.

Dấu hiệu của nhiệt miệng ở má trong 

Nhiệt miệng ở má trong nói riêng và nhiệt miệng nói chung, dấu hiệu chính là những vết loét nông trên niêm mạc bên trong khoang miệng. Những vết loét này thường có hình tròn, kích thước chỉ khoảng vài milimet có màu trắng sữa, vàng hay xám, bờ xung quanh hình tròn có tình trạng sưng tấy, gây đau rát cho người bệnh. 

Tình trạng này thường tự hết trong khoảng 2 tuần. Đây không phải là tình trạng quá nguy hiểm đối với sức khỏe, nhưng thường gây khó khăn cho người có nhiệt miệng trong việc nói chuyện hay ăn uống.

Nhiệt miệng ở má trong và những điều cần biết 0
Nhiệt miệng ở má trong gây nhiều khó khăn trong nói chuyện và ăn uống

Nhiệt miệng ở má trong có nguy hiểm không?

Các chuyên gia sức khỏe đã nhận định rằng, những vết loét nông do nhiệt miệng ở má trong sẽ tự động hết mà không cần điều trị trong khoảng 2 tuần. Đây cũng là một tình trạng bình thường xuyên xảy ra ở mỗi người. Nhưng trong một số trường hợp sau đây, nhiệt miệng ở má trong đang phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn không bình thường, trong đó có đau loét họng và miệng trong ung thư. Nếu có các dấu hiệu sau đây, bạn cần đến bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất và tiến hành điều trị vết loét do nhiệt miệng:

  • Nhiệt miệng trong vòng 2 tuần không giảm bớt và kéo dài tới hơn 1 tháng.
  • Nhiệt miệng lặp lại liên tục mà không rõ nguyên nhân (bạn không dùng thuốc có tác dụng phụ gây nhiệt miệng, không có tác động bên ngoài, không có tình trạng dị ứng với thực phẩm,...)
  • Xuất hiện nhiều vết loét trong cùng một thời điểm.
  • Có các vết loét lớn hay có các vệt trắng dài hai bên má trong.
  • Nhiệt miệng ở má trong có kèm sốt, sưng hạch bạch huyết (nhiệt miệng nổi hạch) hay vùng đầu cổ có cảm giác khó chịu, cần đi xử lý vì đây là dấu hiệu của việc nhiễm trùng.
  • Vết loét không biết mất nhưng lại không có cảm giác đau đớn.
  • Vết loét không lành và ngày càng mở rộng, lan cả sang các vị trí khác.
  • Giảm đau ở các vết loét và phần loét bị cứng lại.

Điều trị và phòng ngừa nhiệt miệng như thế nào?

Nhiệt miệng có thể tự hết trong khoảng 2 tuần và không cần điều trị, nhưng để người có nhiệt miệng hạn chế được những cản trở trong cuộc sống do vết loét gây nên. Nguyên tắc điều trị tốt nhất nhiệt miệng ở má trong là ngưng các nguyên nhân gây ra nhiệt miệng và tạo điều kiện để vết loét mau lành.

Điều chỉnh thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng vết loét. Để vết loét nhanh lành và hạn chế tình trạng đau đớn cho người bệnh thì cần tuân thủ những điều sau

  • Không ăn những món có vị cay, mặn, chua và trong thời gian có vết loét. 
  • Cần uống đủ nước.
  • Bổ sung nhiều rau xanh trong bữa ăn ưu tiên những loại rau mềm, dễ nhai nuốt để thuận lợi hơn cho người bệnh.
  • Nếu vết nhiệt miệng quá đau rát, bạn có thể ngậm đá viên để cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Có thể áp dụng những mẹo trị nhiệt miệng như bôi mật ong hay dầu dừa vào vết nhiệt miệng để giảm đau và giúp vết thương mau lành.
Nhiệt miệng ở má trong và những điều cần biết  2
Bổ sung nhiều rau xanh trong bữa ăn để nhanh lành vết nhiệt miệng

Những loại thuốc nên dùng 

Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm bôi nhiệt miệng nhưng để giúp giảm nhẹ tình trạng đau rát và để vết loét mau chóng lành, người bệnh có thể sử dụng những thuốc được nhiều người tin dùng sau đây:

  • Thuốc nhiệt miệng PV: Loại viên nén bao đường với thành phần chính là các dược liệu giúp thanh nhiệt giải độc cơ thể, giúp chống viêm và tiêu sưng vết loét do nhiệt miệng. Ngoài ra còn giúp hạn chế tình trạng chảy máu chân răng, sưng lợi và hôi miệng. 
  • Gel trị loét miệng Urgo: Gel tiếp xúc với vết loét, tạo thành lớp màng ngoài, lớp màng này có tác dụng bảo vệ vết thương khỏi tác nhân như thức ăn, giúp vết loét mau lành và giảm đau cho người bệnh.
  • Gel bôi nhiệt miệng Aloclair plus: Đây là sản phẩm chuyên dụng để trị các vết thương hở như vết loét do nhiệt miệng. Có tác dụng giúp giảm đau, kháng viêm và đẩy nhanh tốc độ lành của vết thương.

Biện pháp phòng ngừa

Phòng tránh nhiệt miệng bằng những thói quen hằng ngày cực kỳ đơn giản sau:

  • Hạn chế ăn những đồ ăn cay nóng, quá mặn hay quá chua.
  • Cần bổ sung hàng ngày rau xanh, trái cây và uống đủ nước.
  • Khi đánh răng súc miệng bằng nước muối sinh lý để phòng ngừa nhiệt miệng.
Nhiệt miệng ở má trong và những điều cần biết  3
Khi đánh răng súc miệng bằng nước muối sinh lý để phòng ngừa nhiệt miệng

Nhiệt miệng ở má trong rất được quan tâm hiện nay, nhiệt miệng cản trở nhiều hoạt động trong cuộc sống nên bạn có thể lựa chọn những sản phẩm trị nhiệt miệng để giúp giảm tình trạng đau và vết thương mau lành hơn.

Xem thêm: Tại sao nhiệt miệng lâu ngày không khỏi và cách điều trị

Kim Huệ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.