Mách mẹ cách đối phó tình trạng sốt cao ở trẻ em chuẩn bài nhất
Ngày 04/12/2017
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Biết cách xử trí đúng đắn và kịp thời khi gặp trường hợp sốt cao ở trẻ em trước khi đưa bé đến bệnh viện là điều vô cùng quan trọng. Hệ thống miễn dịch
Biết cách xử trí đúng đắn và kịp thời khi gặp trường hợp sốt cao ở trẻ em trước khi đưa bé đến bệnh viện là điều vô cùng quan trọng.
Hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ yếu ớt và chưa hoàn thiện nên rất dễ bị các loại vi rút tấn công gây ra các bệnh nhiễm khuẩn như viêm amidan, viêm họng, viêm phổi, viêm tai giữa,…kèm theo các cơn sốt cao từ 39-40 độ C. Trong trường hợp như vậy, cha mẹ cần có biện pháp xử lý phù hợp, tránh gây các biến chứng nguy hiểm như: rối loạn điện giải, rối loạn thần kinh, co giật, thiếu ô xy não, tổn thương các tế bào thần kinh, có thể gây hôn mê hoặc tử vong.
Sức đề kháng yếu là lý do khiến trẻ dễ bị sốt
1. Sốt cao ở trẻ em cần xử lý như thế nào
Khi thấy trẻ có các biểu hiện của sốt như mệt mỏi, quấy khóc, dễ nổi cáu, ngủ lơ mơ, mặt đỏ hoặc tái mét, rùng mình, thân nhiệt tăng. Cha mẹ của trẻ cần làm như sau:
– Cho trẻ nằm nghỉ ở nơi thông thoáng khí, yên tĩnh và không có gió.
– Xác định thân nhiệt của trẻ nhờ nhiệt kế: Cha mẹ có thể đặt nhiệt kế dưới nách hoặc hậu môn của trẻ, giữ ít nhất 3 phút và cần để tay trẻ áp sát vào ngực khi đo. Số hiện trên nhiệt kế cộng thêm khoảng 0,3 – 0,4 độ chính là thân nhiệt hiện tại của trẻ. Sau khi đo được chính xác thân nhiệt, cha mẹ căn cứ vào đó và xử lý như sau:
Nếu thân nhiệt của trẻ không quá 38 độ C: Trường hợp này mẹ cần cởi bớt quần áo cho trẻ, chỉ để lại quần áo mỏng và theo dõi thân nhiệt của trẻ thường xuyên, khoảng 1 giờ đo lại 1 lần.
Thân nhiệt của trẻ khoảng 38 – 38,5 độ C: Thực hiện cách hạ sốt cho trẻ bằng nước ấm. Cách làm như sau: Chuẩn bị một chậu nước lạnh, pha thêm nước nóng vào, bằng 1/2 lượng nước lạnh. Kiểm tra nhiệt độ của nước bằng cách nhúng khuỷu tay vào thau nước, có cảm giác ấm là được. Dùng khăn bông mềm, sạch, nhúng vào chậu nước, sau đó vắt khô rồi lau lên khắp mình trẻ, chú ý các vị trí như nách, bẹn. Đến khi khăn hết ấm thì tiếp tục nhúng vào nước rồi lau tiếp cho tới khi thân nhiệt hạ xuống. Tiếp tục theo dõi trẻ, nếu thân nhiệt lại tăng thì chườm tiếp.
Nếu thân nhiệt trên 38,5 độ C: Trường hợp này cha mẹ cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định và hướng dẫn của bác sỹ. Nếu trẻ không chịu uống thì dùng thuốc nhét hậu môn.
– Cho trẻ uống nhiều nước hoặc nếu trẻ còn nhỏ thì cho bú nhiều hơn.
– Bón cho trẻ ăn các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo hoặc súp…Ngoài ra, cho trẻ tiêu thụ thêm các loại nước giàu vitamin C như cam, chanh để tăng sức đề kháng cho trẻ.
– Cuối cùng, nếu nhận thấy trẻ không có dấu hiệu hạ sốt và các triệu chứng không thuyên giảm, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện gần nhà để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Sốt cao ở trẻ em cần được xử lý một cách đúng đắn
2. Những điều cấm kỵ khi trẻ bị sốt cao
Ngoài việc biết cách xử lý khi trẻ sốt cao thì cha mẹ cũng cần chú ý không làm những điều sau:
– Mặc nhiều quần áo ấm hoặc đắp chăn lúc trẻ bị sốt cao sẽ làm tăng thân nhiệt, gây co giật, thiếu ô xy não, tổn thương các tế bào thần kinh, có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.
– Các bà mẹ cần nhớ tuyệt đối không dùng nước đá để chườm khi trẻ bị sốt.
– Không dùng nhiều loại thuốc có chung thành phần để hạ sốt. Điều này sẽ dẫn đến quá liều và có thể gây ngộ độc.
Tránh dùng nhiều loại thuốc có cùng thành phần
Hường
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.