Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Mang thai 14 tuần tiêm vắc xin uốn ván được không?

Ngày 14/11/2023
Kích thước chữ

Uốn ván là bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm đặc biệt là đối với trẻ em, tỷ lệ tử vong lên đến 95% nếu phát bệnh. Vì vậy, việc tiêm phòng uốn ván kể từ khi mẹ mang thai là điều vô cùng quan trọng. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu mang thai 14 tuần tiêm vắc xin uốn ván được không nhé.

Tiêm vắc xin uốn ván cho bà bầu là mũi tiêm bắt buộc trước khi sinh, giúp bảo vệ cả mẹ và bé khỏi bệnh uốn ván. Vậy mẹ mang thai 14 tuần tiêm vắc xin uốn ván được không?

Những điều cần biết về bệnh uốn ván

Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính cực kỳ nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao, bệnh diễn biến nhanh do trực khuẩn Clostridium tetani gây ra. Môi trường sống của trực khuẩn này thường là những nơi như cống rãnh, phân gia súc, gia cầm, trong các dụng cụ phẫu thuật không được tiệt trùng kĩ càng,... Trực khuẩn Clostridium tetani có khả năng sống ở môi trường bên ngoài rất lâu, ngay cả khi đun nóng trong thời gian dài với nhiệt độ cao cũng khó có thể tiêu diệt được.

Trực khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể con người thông qua các vết thương hở như vết trầy hoặc vết xước trên da, vết kim tiêm, phẫu thuật, nạo thai,... Khi bị nhiễm khuẩn, độc tố từ vi khuẩn uốn ván được tiết ra và xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương, làm tổn thương não bộ, gây cứng cơ và có thể dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn.

mang-thai-14-tuan-tiem-vac-xin-uon-van-duoc-khong 1.jpg
Trực khuẩn Clostridium tetani xâm nhập vào cơ thể con người thông qua các vết thương hở

Tầm quan trọng của việc tiêm phòng uốn ván đối với mẹ bầu

Đối với mẹ bầu, vi khuẩn uốn ván có thể xâm nhập vào cơ thể trong lúc sinh nở qua đường sinh dục và gây uốn ván tử cung. Riêng đối với trẻ sơ sinh, vi khuẩn uốn ván có thể xâm nhập vào cơ thể trong quá trình cắt dây rốn qua việc tiếp xúc giữa cuống rốn không lành và trực khuẩn uốn ván, gây nhiễm trùng rốn. Trong vòng 2 tuần đầu tiên sau sinh, trẻ sẽ có những biểu như đau cơ, suy hô hấp, cứng khớp, rối loạn thần kinh thực vật,... nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Chính vì vậy, tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, kể cả phụ nữ không mang thai cũng cần thực hiện tiêm phòng uốn ván để tạo kháng thể phòng bệnh cho cả mẹ lẫn con sau sinh.

Mang thai 14 tuần tiêm vắc xin uốn ván được không?

Trong quá trình mang thai, ngoài việc áp dụng chế độ dinh dưỡng đầy đủ và sinh hoạt một cách khoa học thì tiêm phòng các loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm cho mẹ bầu và thai nhi là điều cần thiết, đặc biệt là vắc xin uốn ván. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu thắc mắc rằng mang thai 14 tuần tiêm vắc xin uốn ván được không, có ảnh hưởng đến thai nhi không?

mang-thai-14-tuan-tiem-vac-xin-uon-van-duoc-khong 2.jpg
Mang thai 14 tuần tiêm vắc xin uốn ván được không là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ

Theo khuyến cáo, phụ nữ lần đầu mang thai cần thực hiện tiêm phòng vắc xin uốn ván càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, do 3 tháng đầu mang thai bào thai chưa ổn định, dễ gặp các rủi ro trong thai kỳ cao hơn nên việc tiêm phòng được thực hiện trong khoảng 3 tháng giữa thai kỳ. Mặc dù vậy, mẹ mang thai 14 tuần tiêm vắc xin uốn ván thì cũng hoàn toàn yên tâm là được. Lưu ý rằng mẹ bầu cần 2 liều vắc xin để tạo miễn dịch cơ bản, mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng và mũi tiêm cuối cùng cách ngày dự sinh 1 tháng.

Thời điểm nên thực hiện tiêm phòng uốn ván cho mẹ bầu

Bên cạnh việc tìm hiểu mang thai 14 tuần tiêm vắc xin uốn ván được không thì thời điểm nên thực hiện tiêm phòng uốn ván là khi nào cũng là mối trăn trở đối với các mẹ. Nhiều chị em cho rằng nên thực hiện tiêm phòng uốn ván trước khi mang thai, tuy nhiên thực tế vắc xin uốn ván cần được tiêm phòng trong quá trình mang thai và trước khi sinh con. Thời điểm nên thực hiện tiêm phòng uốn ván cho mẹ bầu cụ thể như sau:

Đối với mẹ bầu mang thai lần đầu

Với các mẹ mang thai lần đầu chưa từng được tiêm phòng uốn ván hoặc không rõ lịch sử tiêm phòng của mình thì nên thực hiện tiêm đủ 2 liều vắc xin uốn ván. Mũi tiêm thứ nhất nên tiêm vào thời điểm thai nhi đã được hơn 20 tuần tuổi, không nên tiêm sớm vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ. Mũi tiêm thứ hai nên tiêm sau mũi tiêm thứ nhất 1 tháng và trước khi sinh 1 tháng. Lưu ý mẹ không nên tiêm mũi hai quá gần mũi thứ nhất hoặc tiêm mũi hai quá trễ sẽ khiến cơ thể không đạt được hiệu quả miễn dịch tốt nhất.

mang-thai-14-tuan-tiem-vac-xin-uon-van-duoc-khong 3.jpg
Phụ nữ mang thai lần đầu cần được tiêm đủ 2 liều vắc xin uốn ván

Đối với mẹ bầu đã mang thai đến lần thứ 2

Đối với mẹ bầu mang thai lần thứ 2 đã tiêm đủ liều vắc xin uốn ván ở lần mang thai trước hoặc tiêm trong mũi tiêm kết hợp mà chưa quá 5 năm thì không cần thực hiện tiêm mũi nhắc lại. Nếu thời gian tiêm gần nhất đã hơn 5 năm thì mẹ bầu nên thực hiện tiêm 2 mũi nhắc lại. Bởi theo thời gian, số lượng kháng thể sẽ giảm đi khiến khả năng phòng bệnh suy giảm. Việc tiêm mũi nhắc lại sẽ giúp cơ thể mẹ bầu đủ miễn dịch để kháng bệnh nếu chẳng may bị trực khuẩn uốn ván xâm nhập.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh uốn ván cũng như giải đáp thắc mắc mang thai 14 tuần tiêm vắc xin uốn ván được không. Việc thực hiện tiêm phòng vắc xin uốn ván trong quá trình mang thai là rất cần thiết nhằm bảo vệ cả mẹ lẫn trẻ sơ sinh. Chính vì vậy, các mẹ bầu hãy chủ động liên hệ với các cơ sở y tế uy tín để thực hiện tiêm phòng vắc xin uốn ván nhé.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm