Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Càng ngày càng có nhiều phụ nữ lựa chọn sinh con khi sự nghiệp đã ổn định. Nếu chọn mang thai sau 35 tuổi bạn nhất định không thể bỏ qua các lưu ý sau.
Số phụ nữ sinh con lần đầu ở độ tuổi trên 35 đang ngày càng tăng ở các nước phát triển. Con số này là khoảng 15% ở Mỹ, hơn 20% ở Úc và Anh. Cách đây chỉ một thế kỷ, khi tuổi thọ của một phụ nữ trung bình là 50 tuổi thì họ sẽ có con đầu lòng ở tuổi thanh thiếu niên (dưới 30) và có thể được coi là người cao tuổi khi 35. Mức sống và sự phát triển nhanh chóng của y tế hiện nay khiến nhiều phụ nữ quyết định có con đầu lòng trễ. Bất kì phụ nữ nào mang thai sau 35 tuổi đều được xếp vào nhóm có nguy cơ cao, bất kể tình trạng sức khỏe thực tế của mẹ và bé.
Các chuyên gia y tế có xu hướng sử dụng khái niệm “sản phụ cao tuổi” khi nói đến những phụ nữ mang thai sau 35 tuổi. Các bác sĩ còn phân biệt cụ thể hơn, là “mang thai con đầu lòng khi đã cao tuổi” (elderly primipara/primigravida) và “mang thai con thứ khi đã lớn tuổi” (elderly multigravida). Bài viết sẽ đề cập chung đến các vấn đề mà phụ nữ mang thai sau 35 tuổi phải đối mặt.
Vấn đề lớn nhất mà phụ nữ trong độ tuổi này phải đối mặt là khả năng thụ thai giảm. Đối với 80% phụ nữ trong khoảng 35 – 39 tuổi, có thể mất đến 12 tháng mới thụ thai thành công. Khi phụ nữ lớn tuổi, thỉnh thoảng sẽ có các chu kì kinh nguyệt không kèm theo trứng rụng. Họ có ít trứng hơn và chất lượng trứng giảm. Ngoài ra, tỉ lệ mang thai ngoài tử cung cũng tăng cao (thường là ở ống dẫn trứng).
Nghiên cứu cho thấy, phụ nữ trên 35 tuổi dễ bị biến chứng trong khi mang thai hơn, nhưng đây có thể cũng do tình trạng sức khỏe kém mà không phải do tuổi tác. Càng lớn tuổi chúng ta càng có nhiều vấn đề sức khỏe. Phụ nữ trên 35 tuổi có thể gặp các rắc rối sức khỏe sau:
– Bệnh tiểu đường: Tăng lượng đường trong máu bất thường.
– Tăng huyết áp và chứng tiền sản giật: nếu không sớm điều trị sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé và biến chứng nghiêm trọng cho mẹ.
– Các vấn đề về nhau thai: nguy cơ chảy máu trong thai kì nhiều hơn.
Những biến chứng sức khỏe trên dễ dẫn đến tăng nguy cơ sinh non, chuyển dạ sớm. Ngoài ra, mang thai khi đã lớn tuổi mẹ còn phải đối mặt với một số nguy cơ khác:
– Nguy cơ về di truyền: tăng lên theo tuổi của mẹ, đặc biệt là hội chứng Down.
– Sảy thai: tỷ lệ sảy thai ở phụ nữ 35 – 45 tuổi là 20 – 35%, phần lớn do chất lượng trứng quyết định.
– Thai chết lưu: nguy cơ thai chết lưu (con chết ngay trước hoặc sau khi chuyển dạ) cao hơn ở phụ nữ lớn tuổi mà không rõ nguyên nhân.
Mặc dù có nhiều nguy cơ đối với phụ nữ mang thai sau 35 tuổi, bạn vẫn có thể sinh con khỏe mạnh nếu cơ thể khỏe mạnh. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ tư vấn, chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tập thể dục, tránh xa các chất gây nghiện… là sự chuẩn bị tuyệt vời cho một thai kì khỏe mạnh.
Phong
Nguồn: Bellybelly
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.