Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Mẹ nên làm gì khi trẻ bị tay chân miệng?

Ngày 09/09/2017
Kích thước chữ

Làm gì khi trẻ bị tay chân miệng là điều mà bà mẹ nào cũng lo lắng bởi nếu không chữa trị kịp thời, nó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. 1.

Làm gì khi trẻ bị tay chân miệng là điều mà bà mẹ nào cũng lo lắng bởi nếu không chữa trị kịp thời, nó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

1. Dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ

  • Miệng sẽ xuất hiện vết loét, khác với nhiệt miệng là có vết loét nhỏ, đơn lẻ thì trong trường hợp này, bệnh sẽ tạo thành những vết loét rộng, nhiều và loang lỗ do từ các vết ban có bọng nước bị vỡ ra tạo thành.
  • Nốt phát ban xuất hiện lòng bàn tay, lòng bàn chân, và vết phát ban có bọng nước. Da bé có thể gồ lên theo từng vết ban.
  • Ngoài ra, còn những biểu hiện như trẻ bị sốt nhẹ, cảm thấy mỏi mệt, đau họng…

Khi thấy trẻ xuất hiện những triệu chứng bị tay chân miệng trên, các bậc cha mẹ nên bình tĩnh theo dõi và xử lý vấn đề theo chỉ dẫn để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé yêu của mình. Và dưới đây là hướng dẫn chi tiết những việc cần làm khi bé bị tay chân miệng mà bạn không nên bỏ lỡ.

2. Mẹ nên làm gì khi trẻ bị tay chân miệng?

Làm gì khi trẻ bị tay chân miệng 1
Đưa con đến bệnh viện gặp bác sĩ để được tư vấn bệnh tay chân miệng
  • Khi đã phát hiện những biểu hiện mắc bệnh của con thì việc đầu tiên mẹ nên làm là hãy đưa con đến bệnh viện gặp bác sĩ để được tư vấn mẹ nhé. Nếu bé được chẩn đoán là mắc bệnh tay chân miệng ở cấp độ 1 thì mẹ có thể yên tâm chăm sóc và theo dõi con ở nhà.
  • Mẹ có thể tập cho con cách rửa tay sạch sẽ, dùng xà phòng như thế nào là đúng để bệnh không còn cơ hội có thể lây lan thêm.
  • Tuy nhiên, mẹ cũng không nên ủ ấp con quá kĩ bằng cách không cho con tắm, không cho con tiếp xúc với gió… Những hành động này sẽ khiến bệnh bị ủ lâu hơn và bé sẽ lâu hết bệnh.
  • Mẹ cũng cần nhớ rằng tuyệt đối không nặn hay châm chích cho các vết mụn mau vỡ ra, vì sẽ khiến bệnh lan rộng ra và có thể gây biến chứng cho bé.
  • Mẹ sau khi chơi với con hay chăm sóc bé thì nhớ rửa tay của mình bằng xà phòng sạch, để nhằm loại trừ các vi trùng bám lại trên tay và lại tạo thêm môi trường lây bệnh mới.
  • Đồ chơi của bé phải được tẩy trùng sạch sẽ bằng dung dịch Cloramin B2% hay xà phòng xát khuẩn.
Làm gì khi trẻ bị tay chân miệng 2
Không nặn hay châm chích cho các vết mụn mau vỡ ra, vì sẽ khiến bệnh lan rộng ra và có thể gây biến chứng cho bé

3. Ăn uống như thế nào khi trẻ bị tay chân miệng?

Khi trẻ bị tay chân miệng, biếng ăn là điều thấy rõ, thậm chí có thể bỏ ăn do các vết loét niêm mạc miệng gây đau đớn. Ngoài ra, cơ thể sốt và đau họng kéo dài có thể khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu thường xuyên, dễ quấy học và sụt cân. Để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong trường hợp này, các bà mẹ cần lưu ý:

Làm gì khi trẻ bị tay chân miệng 3
Để trẻ dễ ăn hơn, cần nấu thức ăn thật nhuyễn, mềm, đủ chất
  • Cho trẻ ăn những món ăn mà trẻ thích.
  • Do đau trong miệng (miệng loét) nên trẻ thường khảnh ăn. Vì thế, để trẻ dễ ăn hơn, cần nấu thức ăn thật nhuyễn, mềm, đủ chất.
  • Nên chia nhỏ các bữa ăn. Không cố gắng ép trẻ ăn (vì trẻ đau miệng, ăn nhiều một lúc sẽ gây cảm giác khó chịu).
  • Cần chú ý tránh chọn những loại muỗng, thìa có cạnh sắc để đút cho trẻ. Không được chạm vào các vết loét ở đầu lưỡi hay môi, sẽ làm trẻ đau dẫn đến sợ hãi, không ăn.
  • Trẻ có thể ăn sữa chua, sữa bột, hoặc bột dinh dưỡng, cháo nấu thật nhuyễn, súp hầm kỹ, nước hoa quả tươi mát. Có thể thay thế bằng hũ yaourt hay một ly sữa mát.
  • Với trẻ còn bú mẹ cần cho bú như bình thường, có thể tăng số lần lên vì trẻ mỗi lần bú không được nhiều như lúc khỏe mạnh.
  • Sau khi ăn, cần cho trẻ súc miệng sạch và để nghỉ ngơi (nhịn hoàn toàn) trong 3-4 giờ sau đó mới tiếp tục cho ăn bữa khác.

Trên đây là những cách chăm sóc bệnh tại nhà khi cha mẹ băn khoăn phải làm gì khi trẻ bị tay chân miệng, hãy thực hiện đúng những cách trên để giúp bé mau khỏe và tránh lây lan bệnh sang các bé trong nhà cũng như các bé ở xung quanh nhé.

Nguyệt Hằng

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin