Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bé 4 - 5 tuổi đã nên học chữ cái để chuẩn bị hành trang vững bước vào lớp 1. Nhưng với những cô cậu nhóc đang tuổi ăn chơi, chưa quen với việc học thì dạy bé học chữ cái như thế nào để bé hào hứng và hiệu quả cao?
Khi có con sắp vào lớp 1, nhiều bậc cha mẹ bắt đầu quan tâm hơn đến việc dạy bé học chữ cái. Nhiều bậc cha mẹ bất lực trước thái độ không hợp tác của con. Lại có những phụ huynh than trời vì dạy đến đâu con quên luôn đến đó. Liệu có phải cha mẹ chưa tìm được phương pháp dạy trẻ học phù hợp không? Cùng Long Châu khám phá cách dạy bé học chữ cái tiếng Việt nhanh thuộc, nhớ lâu nhé!
Với đặc điểm thích tò mò khám phá mọi thứ, trẻ từ 3 tuổi, não bộ đã sẵn sàng làm quen với chữ cái. Tuy nhiên, ở thời điểm này các bậc cha mẹ không nên kỳ vọng trẻ sẽ học thuộc và ghi nhớ được hết các chữ cái mà chỉ nên dừng lại ở mức độ làm quen theo hứng thú của trẻ.
Từ 4 - 5 tuổi, cha mẹ có thể bắt đầu dạy con học chữ cái với thái độ nghiêm túc, kỷ luật. Bởi theo chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo, trẻ 4 - 5 tuổi cần nhận dạng được các chữ cái cơ bản, tập tô các nét chữ, làm quen với cách đọc và viết tiếng Việt. Vì vậy, dạy chữ cho con trong giai đoạn 4 - 5 tuổi không phải là quá sớm.
Việc cha mẹ dạy con chữ cái để bé làm quen trước với bảng chữ cái tiếng Việt sẽ mang lại những lợi ích rõ ràng như:
Hầu hết trẻ 2 - 3 tuổi đã có thể nhận dạng mặt chữ cơ bản. Từ 4 - 5 tuổi trẻ đã có thể phân biệt chính xác các chữ. Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ, cha mẹ nên lựa chọn những phương pháp phù hợp để khơi gợi hứng thú, tránh việc tạo áp lực hay làm trẻ sợ học. Một số cách dạy bé học chữ cái nhanh thuộc mà cha mẹ có thể áp dụng như:
Một số trẻ gặp tình trạng nói ngọng, ví dụ âm “kh” phát âm thành âm “h”, âm “s” phát âm thành âm “ph”. Trước khi bắt đầu cho trẻ học chữ, cha mẹ cần luyện cho trẻ phát âm chuẩn, hết nói ngọng. Khi đó, trẻ học chữ mới không bị nhầm lẫn. Theo thống kê, có đến hơn 90% trẻ nói ngọng trong độ tuổi từ 1 - 3. Tuy nhiên, nếu 4 - 5 tuổi trẻ vẫn còn nói ngọng, cha mẹ nên luyện tập cho con hàng ngày. Một số bé khi vào lớp 1 vẫn nói ngọng nên bị các bạn cười chê. Việc này khiến trẻ thiếu tự tin mỗi khi giao tiếp.
Sau khi dạy bé tập nói tròn vành, rõ chữ, cha mẹ có thể bắt đầu việc dạy nhận diện mặt chữ. Trí não của bé giống như một tờ giấy trắng nên việc dạy chữ cho bé cũng cần từ từ, chậm rãi, chắc chắn giống như việc cầm bút nắn nót viết những nét đầu tiên. Nếu dạy quá nhiều chữ cái cùng một lúc trẻ sẽ bị rối, nhớ không nổi và dễ chán nản. Cha mẹ nên áp dụng dạy từng chữ một, dạy đến đâu, chắc đến đó, khi trẻ nhớ được chữ này mới chuyển sang chữ kia.
Một cách dạy bé học chữ cái khá hiệu quả mà nhiều bậc phụ huynh đã áp dụng thành công là dạy chữ cái theo nhóm. Những chữ cái có các nét hay cách viết gần giống nhau sẽ được nhóm vào một nhóm và học liền nhau. Ví dụ nhóm các chữ O, Ô, Ơ, nhóm các chữ A, Ă, Â… Bằng cách học này, bé không chỉ nhớ cách đọc nhanh mà giai đoạn sau học viết cũng rất thuận lợi.
Đây dường như là cách học mà bé nào cũng đều yêu thích. Cha mẹ có thể tìm kiếm các bài hát hoặc bài thơ thiếu nhi về chữ cái để hát hoặc đọc cùng bé hàng ngày. Vừa hát, vừa đọc, vừa tập viết sẽ giúp bé ghi nhớ lâu hơn vì không chỉ có vần điệu, các bài thơ, bài hát còn giàu tính tượng hình, gợi liên tưởng tốt. Ví dụ: O tròn như quả trứng gà, Ô thì đội mũ, Ơ thì mang râu, a thì thêm chiếc móc câu…
Với các bạn nhỏ chưa vào lớp 1, cách học khiến bé hứng thú nhất luôn là học mà chơi, chơi mà học. Một số trò chơi có thể hỗ trợ trẻ ghi nhớ chữ cái nhanh chóng như xếp lego thành hình chữ cái, nặn đất nặn thành hình chữ cái, viết chữ cái lên cát, xếp đồ ăn thành hình chữ cái, cắt thủ công hình chữ cái, làm thiệp với chữ cái đầu tiên trong tên, tô màu các chữ cái…
Cách dạy bé học chữ cái bằng các ứng dụng học tiếng Việt là cách nhiều bậc cha mẹ hiện đại đang áp dụng. Các bé cũng rất thích học trên các thiết bị điện tử, với các bài học được thiết kế trực quan, sinh động, đầy đủ là hình ảnh, âm thanh… Hiện nay có rất nhiều phần mềm học tiếng Việt hỗ trợ bé học chữ cái. Việc của cha mẹ là trải nghiệm và lựa chọn phần mềm mình cho là phù hợp nhất với con mình.
Cha mẹ hoàn toàn có thể kết hợp nhiều cách dạy khác nhau để giảm nhàm chán, tăng hứng thú cho trẻ. Trong giai đoạn làm quen với mặt chữ, cha mẹ không nên quá lo lắng vô tình tạo áp lực cho bé. Khi bị áp lực, bé sẽ sợ học và ghi nhớ chữ cái càng khó khăn hơn. Và cha mẹ cũng đừng quên có những lời khen ngợi đúng lúc để bé hào hứng hơn với mỗi giờ học nhé!
Ngoài những cách dạy bé học chữ cái, các bậc cha mẹ còn có rất nhiều cách khác như: Đọc sách cùng bé mỗi ngày, dạy chữ qua thẻ flashcard, tập tô chữ cái... Một số trẻ đặc biệt cần áp dụng cách dạy đặc thù hơn ví dụ dạy trẻ tự kỷ tại nhà. Mỗi cách dạy sẽ có ưu điểm riêng, điều quan trọng là cha mẹ hãy thử nghiệm và tìm ra cách học khiến bé hào hứng nhất.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.