Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Một số lưu ý khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Ngày 24/07/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Cơ thể trẻ sơ sinh còn yếu nên khả năng bị nhiễm trùng rất cao, nhất là nhiễm trùng rốn nếu không được chăm sóc đúng cách. Nhiễm trùng rốn sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết. Đây cũng là một nguyên nhân hàng đầu làm tăng tỷ lệ tử vong sau sinh. 

Do đó, cách chăm sóc rốn cho bé sau sinh là rất quan trọng, nhưng bạn đã biết chăm sóc như thế nào cho đúng để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng chưa? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới nhé. 

Tại sao cần chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh?

Rốn là một bộ phận giúp vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng từ bánh nhau của mẹ đến thai nhi và dây rốn sẽ được nối thẳng vào gan của bé. 

Việc chăm sóc rốn trẻ cũng rất quan trọng, nếu vệ sinh không đúng cách sẽ gây ra nhiễm trùng rốn và một số tác hại khác như:

  • Nhiễm trùng rốn sẽ lây lan tới gan, gây nhiễm trùng huyết, nguy cơ bị tử vong khá cao, lên tới 40-80%.
  • Khi bị nhiễm trùng rốn sẽ có nguy cơ bị uốn ván rốn. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong ở trẻ sơ sinh. 
  • Quá trình làm rụng rốn sẽ chậm hơn. 

Do đó, chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh cần phải đúng cách để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Cuống rốn của trẻ cũng cần chăm sóc cẩn thận vì cũng rất dễ nhiễm trùng. Nếu thấy bé có một vài triệu chứng bên dưới cần đưa bé tới bệnh viện ngay:

  • Bé bị cảm sốt.
  • Cuống rốn có mùi hôi, chân rốn chảy mủ.
  • Vùng da xung quanh rốn bị đỏ và mềm.
  • Chạm nhẹ vào rốn cũng khiến bé đau.
  • Cuống rốn thì sưng và chảy máu. 

Bên cạnh việc quan tâm đến sức khỏe rốn của bé thì ở giai đoạn từ 0-1 tháng, mẹ cần chăm sóc bé kỹ lưỡng bởi sẽ dễ mắc nhiều bệnh do hệ miễn dịch của bé còn yếu. Đây cũng là một giai đoạn quan trọng để thực hiện các xét nghiệm, sàng lọc để sớm phát hiện ra các bệnh nguy hiểm. Để bảo vệ sức khỏe bé, ngay sau sinh, cha mẹ cần:

  • Sau khi sinh, cần siêu âm tim cho bé mặc dù trong suốt thai ký bé không có dấu hiệu gì bất thường về tim. 
  • Thực hiện sàng lọc sau sinh sẽ giúp sớm phát hiện ra các bệnh nguy hiểm nếu có như: thiếu hụt men G6PD, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, suy giáp bẩm sinh, suy giảm thính lực bẩm sinh,...

Một số lưu ý khi chăm sóc rốn trẻ sơ sinh 1

Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh để tránh nhiễm trùng rốn

Cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh đúng cách

Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh bên dưới sẽ được áp dụng cho trẻ sơ sinh chưa rụng cuống và cả trẻ đã rụng cuống, rốn còn tiết dịch hoặc rốn bị nhiễm trùng. 

Dụng cụ cần chuẩn bị:

  • Bông vô khuẩn hoặc que bông vô trùng.
  • Gạc vô trùng.
  • Dung dịch eosin 1% hoặc dung dịch vệ sinh rốn cồn 70 độ.
  • Băng rốn.

Các bước chăm sóc rốn trẻ sơ sinh:

  • Đầu tiên, người chăm sóc bé cần vệ sinh tay sạch sẽ, rửa với xà phòng diệt khuẩn. 
  • Tháo băng rốn cũ của bé và rửa tay bằng xà phòng lại một lần nữa. 
  • Tiếp theo, một tay dùng gạc vô khuẩn nhẹ nhàng nâng cuống rốn, quan sát rốn có bị chảy mủ, đỏ, sưng, có mùi hôi không, vùng da xung quanh có bị tấy đỏ hay không. 
  • Dùng bông vô khuẩn tẩm dung dịch sát khuẩn để sát khuẩn rốn theo thứ tự chân rốn, thân rốn, mặt cắt cuống rốn. 
  • Sát trùng khu vực vùng da xung quanh cách rốn khoảng 5cm bằng dung dịch sát khuẩn.
  • Nếu rốn còn tươi, cần băng rốn bằng gạc mỏng, nếu rốn khô thì có thể để hở thông thoáng, không cần băng. 

Nếu bạn cần mua gạc rốn thì có thể lựa chọn gạc rốn Đông Pha. Đây là một sản phẩm hỗ trợ trong việc chăm sóc, giữ gìn vệ sinh vùng rốn của bé. Bên cạnh công dụng vệ sinh rốn cho trẻ, sản phẩm này còn được ứng dụng trong việc sơ cứu vết thương, dùng trong phẫu thuật, băng các vết thương hở,...

Do đó, đây là sản phẩm mỗi gia đình nên trang bị trong tủ thuốc nhà mình để phòng các trường hợp không may xảy ra vết thương cần sơ cứu trong quá trình sinh hoạt. Gạc rốn Đông Pha là một sản phẩm rất an toàn, không gây kích ứng vì đã được tiệt trùng bằng khí EO.GAS nên phụ huynh hoàn toàn yên tâm khi sử dụng cho bé. 

Một số lưu ý khi chăm sóc rốn trẻ sơ sinh 2

Gạc rốn Đông Pha rất an toàn khi sử dụng

Một số lưu ý khi chăm sóc rốn trẻ sơ sinh

  • Thông thường, rốn của trẻ sơ sinh sẽ bị rụng từ 7 đến 10 ngày sau sinh và cuống rốn sẽ lành hoàn toàn sau 15 ngày. Tuy nhiên, sẽ có một số trường hợp rốn sẽ rụng lâu hơn nhưng nếu không có dấu hiệu nhiễm khuẩn thì cũng không có gì đáng lo. Điều các mẹ cần làm lúc này là giữ cho rốn và vùng da xung quanh sạch sẽ, khô thoáng cho đến lúc rụng.
  • Sau sinh khoảng 24-48 giờ, bạn có thể tháo kẹp rốn ra khỏi cuống rốn. Việc tháo kẹp rốn nên được thực hiện ở bệnh viện trước khi trẻ xuất viện. Kẹp rốn có thể sẽ gây cản trở quá trình thay tã, có thể bị kéo giật lên và gây tổn thương chân rốn. 
  • Khi cuống rốn đã khô thoáng thì không nên băng gạc nữa, nên để cuống rốn tiếp xúc với không khí để cuống rốn mau rụng hơn. Khi quấn tã cho bé thì cần quấn phía dưới rốn, sau khi trẻ tiểu cần thay tã ngay. 
  • Khi rốn chưa rụng, cần tránh không để trẻ vào chậu tắm vì sẽ làm ướt rốn, nước tắm không đảm bảo vệ sinh sẽ gây nhiễm trùng rốn. Cần dùng khăn nhỏ mềm lau người trẻ, sau khi lau người cần dùng que tăm gòn lau chân rốn trẻ. Khi rốn đã rụng, mẹ có thể nhúng trẻ vào chậu tắm.
  • Việc chăm sóc rốn trẻ cần thực hiện liên tục để cả sau khi rốn đã rụng đến khi chân rốn khô hoàn toàn không còn dịch tiết. 
  • Nếu không cần thiết thì mẹ không nên sờ vào cuống rốn của bé.
  • Nếu trẻ có xuất hiện một số máu khô bị dính ở chân rốn thì đây là điều bình thường, cha mẹ không cần quá lo lắng. 

Một số lưu ý khi chăm sóc rốn trẻ sơ sinh 3

Dùng que tăm gòn lau chân rốn trẻ

Như vậy, bài viết trên đã mang đến cho bạn những thông tin liên quan đến việc chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh. Các mẹ cần đảm bảo vệ sinh và chăm sóc rốn bé thật tốt để tránh các nhiễm trùng không đáng có. 

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm