Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nặn mụn xong có nên đắp mặt nạ không là câu hỏi băn khoăn của nhiều chị em trước khi nặn mụn, với tâm lý phần dưỡng chất trong mặt nạ sẽ xoa dịu làn da vừa tổn thương, nhưng liệu với suy nghĩ này có đúng không?
Mụn luôn là vấn đề gây mất tự tin ở nhiều người, dù là cánh mày râu hay các chị em, chính vì thế mọi người thường có xu hướng giải quyết nhanh những cục mụn đáng ghét bằng cách tác động lên da khiến da bị tổn thương, vậy sau đó chúng ta nên chăm sóc như thế nào để da dịu đi và câu hỏi đặt ra nhiều nhất là nặn mụn xong có nên đắp mặt nạ không? Xem ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời chi tiết nhất.
Câu trả lời là có, nhưng cần lưu ý thời gian sau khi nặn và không nên đắp mặt nạ liền ngay sau đó, vì khi chúng ta nặn mụn, lỗ chân lông vẫn đang trong trạng thái hở và trên bề mặt da lúc đó cũng chứa rất nhiều vi khuẩn. Nếu đắp mặt nạ liền sau đó, vùng da chịu tổn thương sẽ khó lành và khiến tình trạng mụn thêm nặng hơn, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng.
Các loại mặt nạ được khuyến khích sử dụng sau khi nặn mụn nên có tính kháng khuẩn, sẽ hỗ trợ se khít lỗ chân lông ngay sau khi vừa mới nặn, hơn nữa những loại mặt nạ này còn có khả năng chống viêm, chống nhiễm trùng, làm dịu da nhanh và giúp vết thương mau lành.
Ba bước chăm sóc da sau khi nặn mụn để tránh viêm nhiễm:
Mặt nạ giấy là loại mặt nạ chứa nhiều vitamin, khoáng chất và axit amin tốt cho da, cấp ẩm cho da, giảm tình trạng sưng, viêm sau khi nặn mụn.
Thời gian đắp mặt nạ để các dưỡng chất thấm vào da khoảng 20 phút, nên sử dụng từ 2 - 3 lần mỗi tuần để da duy trì được độ ẩm cần thiết, nếu đắp quá nhiều các thành phần trong mặt nạ có thể gây bí bách lỗ chân lông.
Nha đam từ lâu là nguồn nguyên liệu có công dụng làm đẹp vô cùng hiệu quả, trong nha đam chứa nhiều vitamin B, axit cinnamic, axit folic có khả năng loại bỏ tối đa các tế bào chết có trong da, kích thích tái tạo các mô mới, hỗ trợ lành vết thương nhanh chóng.
Bên cạnh đó, mặt nạ nha đam còn ngăn chặn hiệu quả sự phát triển của các vi khuẩn gây mụn và làm mát da ngay lập tức, giảm tình trạng sưng tấy, nhẹ dịu cho da.
Cách thực hiện vô cùng đơn giản: Gọt và rửa kỹ phần trong của nha đam, tránh để sót vỏ vì sẽ gây kích ứng cho da, sau đó đem xay nhuyễn và lấy lại phần gel, tiếp theo cần bôi gel lên mặt khoảng 20 phút, và rửa sạch lại với nước.
Một trong các loại mặt nạ có thể làm trực tiếp tại nhà đó là mặt nạ sữa tươi và lúa mạch, trong sữa tươi có chứa nhiều acid lactic giúp làm sạch lỗ chân lông và loại bỏ lớp tế bào chết, không gây kích ứng. Bên cạnh đó thành phần bột yến mạch cũng chứa rất nhiều vitamin B, E giúp nuôi dưỡng làn da trắng hồng rạng rỡ, xóa thâm hiệu quả.
Cách thực hiện: Hòa tan bột yến mạch vào nước sôi khoảng 3 phút, sau đó trộn với sữa tươi, đắp lên da và massage nhẹ nhàng 20 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm.
Thời gian lý tưởng để đắp mặt nạ từ 2 - 3 tiếng đồng hồ sau khi nặn mụn để lỗ chân lông không còn giãn nở quá to, hạn chế vi khuẩn xâm nhập khiến mụn tái phát.
Không nên đắp mặt nạ ngay khi vừa nặn mụn, các vi khuẩn, bụi bặm vẫn còn bám trên bề mặt da, đắp mặt nạ lúc này vô tình sẽ đẩy vi khuẩn vào sâu bên trong lỗ chân lông, phát sinh thêm mụn, hơn nữa da sau khi nặn mụn rất nhạy cảm nên nếu đắp mặt nạ lên sẽ gây kích ứng cho da nhiều hơn.
Qua bài viết, hi vọng mọi người đã có câu trả lời cho vấn đề nặn mụn xong có nên đắp mặt nạ không, từ đó mọi người nên chọn loại mặt nạ phù hợp với đặc điểm da của mình để tránh nhiều tác dụng phụ có thể xảy ra. Chúc mọi người thành công.
Kim Ngân
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.