Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều người nghĩ rằng việc lấy khoẻ sẽ giúp móng chân sạch đẹp và vệ sinh hơn. Tuy nhiên, việc lấy khóe quá nhiều hay quá sâu dẫn đến nhiễm trùng và sưng tấy cho nhiều chị em. Vậy lấy khóe móng chân bị sưng mủ nghiêm trọng như thế nào?
Lấy khóe móng chân bị sưng mủ thì phải làm sao? Nhiễm trùng móng chân xảy ra tại vị trí lấy khóe là do vi khuẩn thường ẩn trên bàn chân hoặc trong giày tấn công. Bạn nên làm gì nếu lấy khóe móng chân bị sưng tấy?
Khóe móng chân là phần rìa 2 bên móng và mọc ra 2 bên. Việc cắt bỏ khóe móng chân không thực sự quá quan trọng bởi chúng không hề gây khó chịu. Tuy nhiên với xu hướng làm đẹp hiện nay, việc lấy khóe được coi là điều cần thiết để trông gọn gàng và sạch sẽ hơn.
Nếu lấy khóe móng chân không đúng cách có thể khiến móng chân mọc ngược ăn sâu vào thịt, dẫn đến sưng đau móng chân khi cử động. Trong trường hợp nghiêm trọng, điều này còn khiến móng chân sưng tấy, đau rát và chảy mủ. Nhiều trường hợp sau khi cắt bỏ khóe móng, bàn chân bị sưng tấy có thể do dụng cụ không được vệ sinh. Lấy khóe quá sâu hoặc lấy quá nhiều da gây tổn thương móng chân.
Nếu chỉ bị sưng và có mủ nhẹ, bạn có thể thực hiện các bước sau:
Trong trường hợp lấy khóe móng chân bị nhiễm trùng nặng. Bạn nên đi khám bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị phù hợp và giảm đau hiệu quả. Dưới đây là một số thủ thuật mà bác sĩ có thể sử dụng để loại bỏ mủ ở khóe móng chân.
Trước tiên, bác sĩ sẽ gây tê ngón chân hoặc bàn chân. Có thể dùng dao mổ để loại bỏ phần da ở phía trên móng chân mọc ngược. Móng mọc ngược được cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ. Nếu bạn thường xuyên có móng chân mọc ngược, bạn có thể sử dụng phương pháp điều trị bằng hóa chất hoặc laser để móng ngừng phát triển.
Mặc dù không phải trường hợp nghiêm trọng vì bạn có thể tự điều trị móng chân bị sưng mủ tại nhà. Nhưng nếu bạn mắc bệnh mãn tính hoặc đang mắc các bệnh nhiễm trùng da, việc tự điều trị có thể khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Viêm trùng móng chân có thể lan lên chân, khắp cơ thể và thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng xương ở ngón chân. Do đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn nhận thấy các triệu chứng nghiêm trọng như:
Để đảm bảo vết thương ở móng chân nhanh lành. Bạn cần biết cách chăm sóc móng chân sau điều trị đúng cách:
Khi cắt móng chân bạn cần lưu ý những điều sau:
Qua bài viết trên, có lẽ bạn đã biết cách lấy khóe móng chân bị sưng mủ để giảm đau và giảm mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng. Ngoài ra, bạn không nên tự điều trị móng chân nhiễm trùng do móng mọc ngược, đâm vào da gây nhiễm trùng nặng.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.