Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nên làm gì khi trẻ em bị cảm lạnh?

Ngày 16/01/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Cảm lạnh ở trẻ em rất dễ xảy ra, đặc biệt là vào mùa đông. Việc trang bị những kiến thức cần thiết liên quan đến cảm lạnh như nguyên nhân gây ra, biến chứng của bệnh và cách chữa trị khi mắc bệnh này sẽ giúp việc chăm sóc trẻ tốt hơn và giúp bé mau khỏi bệnh.

Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này ở trẻ, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của nhà thuốc Long Châu nhé.

Nguyên nhân của bệnh cảm lạnh ở trẻ em

Cảm lạnh là một bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, do các loại virus gây ra và phổ biến nhất là virus Rhinovirus. Đối với những bé có sức đề kháng cao thì cảm lạnh không phải là một bệnh quá nguy hiểm, có thể tự hết trong một vài ngày. Tuy nhiên nếu trẻ có sức đề kháng, hệ miễn dịch yếu thì cần phải chữa trị kịp thời để tránh các biến chứng xấu xảy ra. 

Virus gây cảm lạnh ở trẻ em dễ dàng xâm nhập qua hệ hô hấp, niêm mạc từ những giọt bắn trong không khí khi một người nào đó đang bị cảm lạnh hắt xì hoặc ho. Ngoài ra, bệnh này còn bị lây khi dùng chung đồ với người bệnh. 

Nên làm gì khi trẻ em bị cảm lạnh? 1

Cảm lạnh là một bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu

Những biến chứng có thể gây ra từ cảm lạnh ở trẻ em

Cảm lạnh ở trẻ em là một bệnh phổ biến hiện nay. Tuy nhiên nếu chủ quan không điều trị sớm sẽ gây ra những biến chứng cho bé như:  

  • Viêm họng: Đây là một trong những biến chứng thường gặp ở bệnh cảm lạnh. Trẻ bị viêm họng sẽ có những triệu chứng như xuất hiện các nốt đỏ ở vòng họng, sưng họng và đau họng. 
  • Viêm phổi: Biến chứng này rất nguy hiểm đối với trẻ em. Do đó, khi trẻ có những dấu hiệu như ho nhiều, sốt cao, đổ mồ hôi, ba mẹ cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay. 
  • Viêm xoang: Xoang mũi sẽ gây ra tắc nghẽn đường thở khi bé mắc bệnh cảm lạnh. Đây chính là cơ hội để virus phát triển trong dịch mũi, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng xoang mũi và gây ra viêm xoang. 
  • Viêm tai cấp tính: Khi trẻ bị cảm lạnh, ống nối tai giữa với vòm họng sẽ dễ bị tắc nghẽn, tạo ra dịch ở bên trong tai. Nếu tình trạng này để lâu sẽ gây ra bệnh viêm tai cấp tính cho bé. 
  • Viêm phế quản: Trẻ thở khò khè khi ngủ, tức ngực là triệu chứng phổ biến ở trẻ khi bị cảm lạnh. Nếu không chữa kịp thời sẽ dẫn đến viêm phế quản. Đối với những bé có tiền sử bị hen suyễn thì đây là lúc rất dễ bị lên những cơn hen. Chính vì vậy, mẹ cần phải chăm sóc và giữ ấm cho bé kĩ hơn trong mùa lạnh.

Lúc nào nên đưa bé đến bệnh viện khi bị cảm lạnh?

Bệnh cảm lạnh ở trẻ em sẽ nguy hiểm hơn so với người lớn. Nếu ba mẹ không kịp chữa trị cho bé sẽ gây ra nhiều biến chứng khó lường. Ba mẹ cần theo dõi sức khỏe của bé và đưa đến bệnh viện ngay nếu có những triệu chứng như:

  • Nhiệt độ cơ thể tăng trên 38.5 độ C, nhất là ở trẻ từ 1-4 tháng tuổi;
  • Sốt nặng và kéo dài liên tục trong 2 ngày;
  • Các triệu chứng cảm lạnh không có dấu hiệu thuyên giảm mà nặng theo từng ngày;
  • Mệt mỏi, bỏ ăn;
  • Ho liên tục, thở khò khè;
  • Rối loạn ý thức;
  • Đau đầu, đau tai;
  • Buồn ngủ bất thường.

Nên làm gì khi trẻ em bị cảm lạnh? 2

Sốt nặng và kéo dài liên tục trong 2 ngày nên đưa trẻ đi bệnh viện

Nên làm gì khi trẻ em bị cảm lạnh?

Khi bé bị cảm lạnh, mẹ cần phải làm những điều dưới đây:

Cho bé nghỉ ngơi

Khi bé bị cảm lạnh, bé sẽ cảm thấy cơ thể uể oải, mệt mỏi và khó chịu. Do đó, ba mẹ cần để cho bé được nghỉ ngơi để hồi phục. Ngoài ra, nếu bé đang trong độ tuổi đi học thì nên cho bé nghỉ học vài ngày để theo dõi tình trạng bệnh, ngăn sự lây lan virus cảm lạnh cho các bạn cùng lớp. 

Hạ sốt

Mẹ chườm ấm cho bé khi bé có dấu hiệu sốt trên 38 độ và bổ sung thêm cho trẻ nhiều nước. Khi nhiệt độ trên 38,5 độ C thì nên cho bé uống thuốc hạ sốt đúng liều lượng khuyến cáo. Tuy nhiên, nếu tình trạng trên cứ kéo dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần đưa bé tới gặp bác sĩ để tránh tình trạng sốt quá cao gây ra co giật. 

Đối với tình trạng ho do cảm lạnh, mẹ có thể cho bé uống thêm nước chanh, mật ong, bạc hà. Lưu ý rằng mật ong chỉ nên sử dụng cho những bé 2 tuổi để tránh nguy hiểm cho bé. 

Cho bé uống nhiều nước

Khi bé bị cảm lạnh, ba mẹ nên bổ sung cho bé nhiều nước. Không nên để bé uống các nước có ga mà thay vào đó là nước chanh, nước cam để giải nhiệt. Những loại nước uống này giàu vitamin C nên sẽ có lợi cho việc giảm sốt, tăng sức đề kháng cơ thể. Ngoài ra, ba mẹ nên cho bé ăn các loại đồ ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp để bé nhanh hồi phục sức khỏe,…

Vệ sinh mũi cho bé

Tình trạng cảm lạnh sẽ khiến bé bị nghẹt mũi, khó thở, gây ra tình trạng khó chịu cho bé. Do đó, ba mẹ nên vệ sinh mũi cho bé sạch sẽ bằng cách nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào 2 bên mũi trong tầm 5 phút rồi sử dụng dụng cụ chuyên dụng để hút sạch chất nhầy trong mũi ra. Điều này sẽ giúp cho mũi bé được thông thoáng và sạch khuẩn hơn. 

Chú ý theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ

Đây là việc làm quan trọng để theo dõi sức khỏe của con. Khi thấy trẻ bị lạnh, ba mẹ cần làm ấm cơ thể của trẻ bằng cách mặc thêm áo hoặc tăng nhiệt độ phòng cho bé. Không nên để trẻ mặc quần áo quá mỏng hoặc quá dày vì sẽ khiến bé đổ mồ hôi trộm và bệnh lâu hết hơn. 

Bên cạnh đó, ba mẹ có thể sử dụng dầu khuynh diệp Eucalyptus Hong Kong Zung Seon để giữ ấm cho cơ thể bé. Sau khi bé tắm xong, bạn có thể dùng thêm 1 ít dầu vào hai lòng bàn tay, xoa nhẹ tay với dầu lên đỉnh đầu và hai lòng bàn chân của bé. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên thoa một ít vào lưng bé nữa nhé.

Sản phẩm được bào chế từ các thành phần hiệu quả cao trong việc giữ ấm như tinh dầu bạc hà, dầu parafin, dầu bạc hà, long não, tinh dầu khuynh diệp, diệp lục, đinh hương,... không gây tác dụng phụ nên bạn hoàn toàn yên tâm để sử dụng. 

Một số ưu điểm nổi bật của dầu khuynh diệp Eucalyptus Hong Kong Zung Seon:

  • Độ nóng nhẹ nhàng và thẩm thấu sâu không gây khô rát và nóng ở vùng da sử dụng.
  • Hỗ trợ điều trị cảm cúm, làm thông mũi hiệu quả.
  • Giảm sưng tấy, viêm nhiễm vết thương do côn trùng cắn, muỗi đốt,...
  • Dùng giữ ấm cơ thể cho trẻ.
  • Dung tích nhỏ gọn tiện lợi bỏ túi.

Nên làm gì khi trẻ em bị cảm lạnh? 3

Dầu khuynh diệp Eucalyptus Hong Kong Zung Seon

Cảm lạnh là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, do đó, ba mẹ không cần phải quá lo lắng mà nên bình tĩnh để tìm cách xử lý. Tuy nhiên nếu trong trường hợp bệnh kéo dài không thuyên giảm, ba mẹ nên đưa bé đi bệnh viện để tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Hoàng Trang

Nguồn: Medlate.vn

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm