Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Phụ nữ nếu quyết định sinh con khi đã lớn tuổi sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe khác nhau. Hãy hiểu biết để bảo vệ bạn và con. Có nhiều người
Có nhiều người cho rằng: Tuổi tác chỉ là một con số. Đúng vậy, nhưng nếu bạn quyết định sinh con khi đã lớn tuổi, thì tuổi tác chính là rắc rối. Nhiều phụ nữ liên tục trì hoãn thời gian mang thai cho đến khi hơn 30 tuổi, thậm chí là sau 40 tuổi. Những tiến bộ vượt bậc trong y học cho phép phụ nữ sinh con muộn, tuy nhiên, những nguy cơ mẹ và bé phải đối mặt vẫn rất lớn.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Mỹ, mức sinh ở phụ nữ từ 50 đến 54 tuổi tăng hơn 165% trong 13 năm (2000 – 2013). Vào năm 2016, một ca sinh ở tuổi 63 đã xảy ra ở Úc. Ở Ấn Độ, một cặp vợ chồng đón đứa con đầu lòng khi họ 70 tuổi. Mới đây, một phụ nữ Tây Ban Nha 64 tuổi đã hạ sinh đôi song sinh khỏe mạnh. Vì vậy, khó mà nói được khi nào là quá trễ để phụ nữ trở thành mẹ. Có nhiều ý kiến tranh cãi, nhưng các nhà khoa học đều đồng ý rằng sinh con khi đã lớn tuổi sẽ gặp nhiều nguy cơ hơn.
Trong nhiều năm trở lại đây, tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ở tuổi 35 tăng khá nhanh. Điều này đồng nghĩa với nguy cơ mẹ mắc phải biến chứng cao do đã mang thai một hoặc nhiều lần trước đây. Đó có thể là rối loạn nhiễm sắc thể, đơn cử như hội chứng Down. Nhiều phụ nữ chọn sinh con muộn để đảm bảo điều kiện tài chính cũng như kiến thức nuôi dạy con. Tuy nhiên phụ nữ lớn tuổi lại dễ mắc chứng bệnh không tốt cho thai nhi như tiểu đường, bệnh cao huyết áp…
Sảy thai thường xảy ra ở phụ nữ lớn tuổi, nguyên nhân chủ yếu do chất lượng trứng chứ không ở thể chất của mẹ. Tỷ lệ mắc các rủi ro di truyền cũng tăng theo độ tuổi mang thai: 0.08% ở tuổi 25, 0.28% ở tuổi 35, 1% ở tuổi 40 và tăng dần đến 10% ở tuổi 49.
Phụ nữ sinh con khi đã lớn tuổi thường cần các biện pháp can thiệp khi chuyển dạ như: Kích thích chuyển dạ, gây tê, trợ giúp sinh (kẹp hoặc chân không)… Những nguy cơ này đến từ tuổi sinh học của cơ thể chứ không do tuổi tác thật sự.
Đồng hồ sinh học của cơ thể “chạy” liên tục. Khi bước qua tuổi 35 không có nghĩa là cơ thể ngay lập tức “hỏng mất”. Chỉ là khoảng thời gian này các yếu tố nhất định có khả năng cao gây ảnh hưởng đến thai kì. Bạn cần giữ cơ thể luôn khỏe mạnh, một cơ thể mẹ khỏe mạnh không bệnh tật thì khả năng cao sẽ sinh ra bé khỏe mạnh. Cần thảo luận với bác sĩ để có phương án chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
Bạn không cần quá lo lắng nếu chọn sinh con khi đã lớn tuổi. Mặc dù nguy cơ cao nhưng không ai có thể đảm bảo các biến chứng không xảy ra.
Phong
Nguồn: bellybelly
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...