Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Đẻ thường nên dùng giảm đau không? Lợi ích, tác dụng phụ của phương pháp giảm đau

Ánh Vũ

12/03/2025
Kích thước chữ

Phụ nữ đẻ thường nên dùng giảm đau không? Việc sử dụng giảm đau khi sinh thường là một lựa chọn đáng cân nhắc, giúp mẹ bầu trải qua hành trình vượt cạn nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, quyết định có nên dùng giảm đau hay không cần dựa trên tình trạng sức khỏe của mẹ, khả năng chịu đau và tư vấn từ bác sĩ.

Mẹ bầu đẻ thường nên dùng giảm đau không? Mỗi phương pháp giảm đau khi sinh thường đều có ưu điểm và phù hợp với từng tình huống cụ thể. Việc lựa chọn phương pháp nào cần được bác sĩ đánh giá dựa trên sức khỏe của mẹ, mức độ đau và diễn tiến của quá trình chuyển dạ. Điều quan trọng là mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sinh để hiểu rõ về các lựa chọn giảm đau, từ đó có quyết định phù hợp giúp hành trình vượt cạn diễn ra nhẹ nhàng và an toàn.

Mẹ bầu đẻ thường nên dùng giảm đau gì?

Sinh thường là quá trình tự nhiên nhưng có thể gây đau đớn cho mẹ bầu do các cơn co thắt tử cung giúp đẩy em bé ra ngoài. Để giúp mẹ vượt cạn nhẹ nhàng hơn, nhiều phương pháp giảm đau bằng thuốc đã được áp dụng, trong đó phổ biến nhất là gây tê ngoài màng cứng, gây tê tủy sống liều thấp và gây tê âm đạo. Những phương pháp này giúp giảm đau hiệu quả mà vẫn đảm bảo mẹ có đủ sức lực để sinh con an toàn.

Mẹ đẻ thường nên dùng giảm đau gây tê ngoài màng cứng?

Một trong những phương pháp giảm đau được sử dụng phổ biến nhất trong sinh thường là gây tê ngoài màng cứng. Đây là phương pháp giúp mẹ giảm đau trong quá trình chuyển dạ mà không làm ảnh hưởng đến sức dặn hay các chỉ định sản khoa.

Khi thực hiện, bác sĩ sẽ đưa thuốc tê vào khoang ngoài màng cứng vùng dưới thắt lưng qua một ống thông nhỏ. Thuốc sẽ phát huy tác dụng sau khoảng 15 – 20 phút, giúp mẹ bớt đau nhưng vẫn cảm nhận được cơn co để phối hợp rặn đẻ. Đặc biệt, gây tê ngoài màng cứng cũng được sử dụng cho cả mẹ sinh thường và sinh mổ, giúp linh hoạt trong các tình huống phát sinh trong quá trình chuyển dạ.

Mẹ đẻ thường nên dùng giảm đau không? Lợi ích và tác dụng phụ của phương pháp giảm đau 1
Mẹ bầu đẻ thường nên dùng giảm đau không?

Phương pháp gây tê tủy sống

Bên cạnh phương pháp trên, gây tê tủy sống liều thấp cũng là một phương pháp giúp giảm đau hiệu quả khi mẹ đã gần đến giai đoạn sinh. Phương pháp này thường được áp dụng khi cổ tử cung đã mở gần trọn, mẹ cảm thấy đau bụng dữ dội nhưng chưa sinh được.

Khi thực hiện, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê vào khoang dưới nhện bằng một cây kim rất mảnh. Thuốc tê sẽ phát huy tác dụng nhanh chóng chỉ sau vài phút và có thể kéo dài từ 60 – 120 phút, giúp mẹ giảm đau trong quá trình sinh nở. Tuy nhiên, phương pháp này thường chỉ được áp dụng trong những trường hợp cần thiết, khi cơn đau quá mức và làm mẹ kiệt sức.

Phương pháp giảm đau bằng gây tê âm đạo

Ngoài hai phương pháp trên, gây tê âm đạo cũng là một lựa chọn giúp giảm đau trong sinh thường. Phương pháp này được thực hiện bằng cách tiêm thuốc tê vào các dây thần kinh gần âm đạo để làm tê liệt tạm thời, giúp mẹ giảm đau khi sổ thai.

Khác với hai phương pháp gây tê trên, gây tê âm đạo chỉ có tác dụng tại vùng âm đạo, không giúp giảm đau do các cơn co thắt tử cung. Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp mẹ không thể hoặc không muốn gây tê ngoài màng cứng hoặc sau khi đã gây tê ngoài màng cứng nhưng mẹ vẫn còn cảm thấy đau nhiều ở vùng âm đạo.

Bà bầu đẻ thường có nên dùng giảm đau không?

Sinh thường là phương pháp được nhiều mẹ bầu lựa chọn vì mang lại lợi ích sức khỏe cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, cơn đau chuyển dạ là một trong những trải nghiệm khó quên đối với mẹ bầu, có thể gây kiệt sức, căng thẳng và ảnh hưởng đến quá trình sinh nở. Vì vậy, việc đẻ thường nên dùng giảm đau hay không là một câu hỏi khiến nhiều mẹ bầu băn khoăn.

Mỗi mẹ bầu có ngưỡng chịu đau khác nhau, do đó cảm nhận về cơn đau chuyển dạ cũng khác nhau. Đối với một số mẹ, cơn đau có thể nằm trong mức chịu đựng được, nhưng đối với nhiều mẹ khác, cảm giác đau đớn có thể lên đến mức không thể kiểm soát, khiến mẹ phải gào thét, khóc lóc để giải tỏa.

Một số trường hợp, cơn đau quá mức còn khiến mẹ kiệt sức, làm giảm khả năng rặn đẻ, gây ảnh hưởng đến quá trình sinh thường. Đặc biệt, những mẹ bầu có tiền sử bệnh tim mạch, cao huyết áp, hen suyễn hoặc các bệnh lý khác thường được bác sĩ chỉ định dùng giảm đau để hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra do cơn đau gây ra.

Mẹ đẻ thường nên dùng giảm đau không? Lợi ích và tác dụng phụ của phương pháp giảm đau 2
Mẹ bầu có bệnh nền tăng huyết áp có thể cần dùng giảm đau

Việc sử dụng giảm đau khi sinh thường mang lại nhiều lợi ích đáng kể. Thứ nhất, giảm đau giúp mẹ bầu bớt cảm giác đau đớn trong quá trình chuyển dạ, khi có cơn gò tử cung, khi sổ thai, rạch tầng sinh môn và khâu tầng sinh môn.

Nhờ đó, mẹ không bị mất sức quá nhiều, có thể tập trung rặn đẻ hiệu quả, giúp em bé chào đời thuận lợi hơn. Ngoài ra, quá trình vượt cạn diễn ra nhẹ nhàng hơn sẽ giúp mẹ nhanh hồi phục sau sinh, tránh tình trạng mệt mỏi kéo dài. Hơn nữa, thuốc giảm đau khi sinh thường thường được sử dụng với liều lượng thấp, chủ yếu là thuốc tê nên không ảnh hưởng đến em bé, mẹ có thể yên tâm hơn khi lựa chọn phương pháp này.

Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng có thể sử dụng giảm đau khi sinh thường. Việc có được sử dụng hay không sẽ do bác sĩ đánh giá dựa trên tình trạng sức khỏe cụ thể của mẹ. Vì vậy, trước khi quyết định dùng thuốc giảm đau, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ gây mê hồi sức và bác sĩ sản khoa để đảm bảo an toàn và tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Ngoài ra, mẹ cần tuân thủ đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ khi thực hiện giảm đau trong quá trình sinh nở. Do tác dụng của thuốc giảm đau có thể làm giảm cảm giác mót rặn, mẹ cần lắng nghe hướng dẫn từ bác sĩ và nữ hộ sinh để có thể rặn đẻ đúng cách, giúp bé chào đời thuận lợi.

Mẹ đẻ thường nên dùng giảm đau không? Lợi ích và tác dụng phụ của phương pháp giảm đau 3
Bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp giảm đau phù hợp tùy vào mỗi tình trạng cụ thể

Tác dụng phụ có thể gặp phải ở mẹ bầu

Vậy mẹ bầu đẻ thường nên dùng giảm đau hay không? Đây là một phương pháp giúp mẹ bầu có hành trình vượt cạn nhẹ nhàng hơn, giảm cảm giác đau đớn do các cơn co tử cung và hỗ trợ quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, giống như bất kỳ phương pháp y tế nào, việc sử dụng thuốc giảm đau cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Dù những tác dụng này thường không nghiêm trọng, có thể tự hết sau một thời gian ngắn, mẹ bầu vẫn nên hiểu rõ để không quá lo lắng khi gặp phải.

Một trong những tác dụng phụ phổ biến sau khi sử dụng thuốc giảm đau là cảm giác nặng và tê nhẹ ở hai chân. Điều này xảy ra do thuốc gây tê có tác động lên hệ thần kinh, làm giảm cảm giác ở vùng dưới cơ thể. Tình trạng này thường chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó sẽ dần biến mất khi thuốc hết tác dụng.

Ngoài ra, một số mẹ bầu có thể gặp tình trạng huyết áp giảm nhẹ thoáng qua. Điều này có thể khiến mẹ cảm thấy choáng váng, buồn nôn hoặc ớn lạnh. Nguyên nhân là do thuốc tê có thể làm giãn mạch máu, dẫn đến sự sụt giảm huyết áp tạm thời.

Tuy nhiên, tình trạng này thường không kéo dài và không gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé. Nếu cảm thấy quá khó chịu, mẹ có thể nằm nghỉ ngơi, uống nước và nhờ sự hỗ trợ của bác sĩ để cảm thấy dễ chịu hơn.

Mẹ đẻ thường nên dùng giảm đau không? Lợi ích và tác dụng phụ của phương pháp giảm đau 4
Mẹ bầu cần được nghỉ ngơi sau quá trình sinh nở

Thông qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu xin giải đáp thắc mắc của độc giả rằng mẹ bầu đẻ thường nên dùng giảm đau hay không. Mặc dù có thể gặp một số tác dụng phụ nhỏ nhưng nhìn chung, việc sử dụng thuốc giảm đau khi sinh thường vẫn là một lựa chọn an toàn và hiệu quả để giúp mẹ bầu có trải nghiệm sinh con nhẹ nhàng hơn, giúp chị em chuẩn bị tốt hơn cho hành trình vượt cạn của mình.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin