Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Răng sữa bị đen, xỉn màu là tình trạng phổ biến khá phổ biến hiện nay khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Vậy nguyên nhân từ đâu và cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Răng sữa là những chiếc răng nhỏ xuất hiện khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi. Thông thường, răng sữa sẽ có màu trắng nhạt nhưng có một số trường hợp răng sữa của trẻ bị đen, xỉn màu và không trắng sáng. Để giảm thiểu và biết cách khắc phục tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng sữa bị đen trong bài viết dưới đây nhé!
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng răng sữa bị đen và dưới đây là một số lý do chủ yếu thường gặp nhất:
Thông thường, những chiếc răng sữa ở trẻ có lớp men răng rất mỏng, vì vậy nếu lớp men răng này bị kém chất lượng hoặc men răng không thể phát triển đầy đủ sẽ khiến bề mặt răng có sự đổi màu trắng sang màu vàng, nâu hoặc thậm chí là màu đen. Vì vậy, nếu không biết cách chăm sóc và bảo vệ đúng cách sẽ khiến răng bị mất đi màu tự nhiên.
Răng sữa bé bị đen do men răng yếu
Trong thời gian mang thai, nếu mẹ thường xuyên sử dụng những loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm Tetracycline cũng sẽ gây ảnh hưởng đến màu răng của trẻ sau khi sinh ra. Hoặc nếu cho trẻ dưới 10 tuổi sử dụng kháng sinh nhiều cũng sẽ khiến màu sắc của hàm răng bị thay đổi, răng bị xỉn màu
Các bậc cha mẹ thường rất chủ quan trong việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng cho con trong giai đoạn răng sữa. Bởi vì cho rằng trước sau gì răng sữa cũng sẽ rụng và được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Chính vì cách nghĩ sai lệch này khiến răng sữa bị đen và xỉn màu nhanh chóng do các vi khuẩn và mảng bám hình thành trên răng lâu ngày. Đồng thời, nếu không tập cho trẻ chải răng thường xuyên cũng sẽ dễ dẫn đến một số bệnh lý khác.
Nếu thiếu vitamin và các khoáng chất đặc biệt là Canxi và Vitamin D sẽ khiến răng của trẻ ngày càng yếu đi và dễ làm tổn thương phần men răng sữa dẫn đến tình trạng răng sữa bị đen. Có rất nhiều trường hợp răng sữa bị đen khi chỉ vừa mới nhú lên do bé không được bổ sung đầy đủ những dưỡng chất này.
Răng sữa bị đen do thiếu Vitamin và khoáng chất
Hầu hết mọi trẻ em trong độ tuổi mọc răng sữa đều rất khoái ăn đồ ngọt, đồ uống có gas, các loại bánh kẹo, đồ ăn chứa nhiều tinh bột…những loại thức ăn này sẽ khiến tích tục các mảng bám nhanh chóng, tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển phá hủy men răng. Từ đó, khiến răng sữa bị sâu, mất đi lớp men răng trắng và làm răng sữa bị đen.
Răng sữa bị đen sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến việc ăn nhai của trẻ, đồng thời có thể khiến răng bị mủn trở nên yếu dần, bị sứt mẻ và thậm chí khiến răng sữa bị rụng sớm. Việc răng sữa bị rụng sớm cũng khiến sẽ gây bất tiện cho việc mọc răng vĩnh viễn sau này. Vì vậy, khi các mẹ nhận thấy con có dấu hiệu răng sữa bị đen thì nên có những giải pháp cải thiện hiệu quả.
Việc vệ sinh răng miệng thường xuyên không chỉ giúp giảm thiểu tình trạng răng sữa bị đen mà còn giúp ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến răng miệng.
- Đối với trẻ còn nhỏ, các mẹ nên chủ động sử dụng băng gạc sạch có thấm nước muối sinh lý hoặc nước ấm. Sau đó dùng ngón trỏ rơ lưỡi, vệ sinh khoang miệng, răng nướu hai hàm cho bé sau mỗi lần uống sữa hoặc ăn dặm.
- Khi trẻ trên 2 tuổi và đã mọc răng sữa tương đối đầy đủ, các mẹ nên hướng dẫn và tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng vằng bàn chải đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày để ngăn răng sữa bị đen. Đồng thời nhắc trẻ không nên cho tay hay các đồ vật vào trong miệng và phải súc miệng sau mỗi lần ăn uống.
- Đối với những trường hợp con còn nhỏ và hay bú đêm thì mẹ nên chuẩn bị một ly nước sẵn bên cạnh để tráng miệng cho trẻ sau mỗi lần bú để giúp răng không bị đen và ngăn tình trạng răng sữa bị mũn.
Nên duy trì thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ để bảo vệ răng trẻ
Một chế độ ăn dinh dưỡng đầy đủ hợp lý sẽ phải cung cấp đầy đủ các loại thực phẩm giàu chất xơ, flour, canxi, các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là trong giai đoạn mọc răng sữa.
Hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm ngọt, có chứa nhiều đường, tinh bột và các loại thức ăn nhanh để giảm thiểu tình trạng sâu răng ở trẻ. Đây cũng là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng răng sữa bị đen ở trẻ.
Với những chia sẻ trên đây, hi vọng các mẹ sẽ có cách nhìn rõ ràng hơn về tình trạng răng sữa bị đen ở trẻ, từ đó biết cách chăm sóc sức khỏe răng miệng hợp lý. Bên cạnh đó, các mẹ nên cho con đi khám răng miệng định kì 6 tháng/lần để con được theo dõi và phát hiện bệnh lý kịp thời.
Thủy Phan
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.