Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nguyên nhân gây chậm kinh thường gặp ở chị em phụ nữ

Ngày 26/12/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tình trạng chậm kinh, hay còn được gọi là ”ngày đèn đỏ” đến không đúng hẹn, là một vấn đề phổ biến mà nhiều phụ nữ có thể phải đối mặt. Đây là một dấu hiệu quan trọng trong việc nhận biết tình trạng sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau, và việc hiểu rõ nguyên nhân gây chậm kinh là quan trọng để đưa ra các biện pháp chăm sóc và điều trị phù hợp.

Mặc dù tình trạng kinh nguyệt trễ hẹn là một hiện tượng rối loạn kinh nguyệt khá phổ biến, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nguyên nhân cũng như hậu quả của vấn đề này. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về nguyên nhân gây chậm kinh và các phương pháp khắc phục tình trạng này thông qua bài viết dưới đây.

Hiện tượng chậm kinh là gì?

Chậm kinh, hay còn được gọi là trễ kinh là biểu hiện của chu kỳ kinh nguyệt bất thường ở phụ nữ, thường xảy ra khi đến kỳ hành kinh mà kinh nguyệt vẫn chưa xuất hiện. Thông thường, nếu quá 35 ngày tính từ ngày hành kinh mà vẫn chưa có kinh nguyệt, được xem là trạng thái chậm kinh. Mặt khác, nếu chị em mất ít nhất ba kỳ kinh nguyệt liên tiếp đó được xem là tình trạng vô kinh.

Thực tế, tình trạng chậm kinh nguyệt là một hiện tượng rất phổ biến đối với đa số phụ nữ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng này là gì.

Nguyên nhân gây chậm kinh thường gặp ở chị em 1
Chậm kinh là tình trạng chu kỳ kinh quá 35 ngày vẫn chưa có hiện tượng hành kinh

Tìm hiểu nguyên nhân gây chậm kinh

Thực tế, không phải mọi trường hợp chậm kinh đều liên quan đến thai nghén. Kinh nguyệt có thể coi là "tấm gương" phản ánh một phần tình trạng sức khỏe của phụ nữ. Điều này ngụ ý rằng những vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, bao gồm cả hiện tượng chậm kinh, thường có mối liên quan chặt chẽ đến tình trạng sức khỏe hiện tại của hệ sinh sản và toàn bộ cơ thể của phụ nữ. Dưới đây là một số nguyên nhân gây chậm kinh thường gặp.

Dấu hiệu mang thai

Một trong những nguyên nhân phổ biến của hiện tượng chậm kinh là mang thai. Theo chu kỳ kinh nguyệt bình thường, lớp niêm mạc trong tử cung sẽ dày lên để chuẩn bị cho việc trứng thụ tinh. Nếu quá trình thụ thai không xảy ra, cơ thể tự loại bỏ lớp niêm mạc này, dẫn đến hiện tượng ra máu (gọi là hành kinh) và chu kỳ mới bắt đầu.

Ngược lại, khi trứng thụ tinh và làm tổ bên trong tử cung, lớp niêm mạc sẽ tiếp tục được nuôi dưỡng để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Trong trường hợp này, không xuất hiện kinh nguyệt là một dấu hiệu mang thai. Do đó, chậm kinh có thể là một dấu hiệu mang thai sớm. Tuy nhiên, để xác định chính xác liệu chậm kinh có phải do mang thai hay không, việc sử dụng que thử thai để kiểm tra là một cách đơn giản và hiệu quả.

Nguyên nhân gây chậm kinh thường gặp ở chị em 2
Chậm kinh có thể là dấu hiệu sớm thông báo bạn đang mang thai

Giảm cân quá mức

Trong quá trình giảm cân, có khả năng bạn sẽ trễ kinh hoặc thậm chí là mất kinh. Đối với nhiều chị em, chỉ số BMI dưới 19 được coi là lý tưởng, nhưng giảm cân quá nhanh có thể đưa cơ thể vào trạng thái "lỡ nhịp" và dẫn đến tình trạng chậm kinh. Trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể cần sản xuất đủ estrogen để xây dựng lớp niêm mạc tử cung. Việc giảm cân đột ngột và giảm bổ sung calo có thể ảnh hưởng đến vùng dưới đồi, cơ quan quan trọng điều chỉnh các quá trình trong cơ thể bao gồm chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, cơ thể có thể không sản xuất đủ estrogen cho chu kỳ kinh nguyệt gây chậm kinh.

Đối với những người đang giảm cân, quan trọng là thực hiện chế độ giảm cân một cách an toàn và khoa học. Tránh các biện pháp giảm cân cấp tốc hoặc sử dụng thực phẩm giảm cân không rõ nguồn gốc.

Tăng cân đột ngột

Ngược lại, tăng cân quá nhanh cũng có thể là nguyên nhân của hiện tượng chậm kinh ở phụ nữ. Việc này gây ra sự tăng sản xuất estrogen trong cơ thể trong thời gian ngắn, dẫn đến sự phát triển quá mức và không ổn định của lớp niêm mạc tử cung. Trong tình huống này, việc giảm cân một cách có chủ đích có thể được khuyến cáo để hỗ trợ chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường.

Các bệnh phụ khoa

Các bệnh phụ khoa cũng có thể là nguyên nhân khiến phụ nữ trải qua tình trạng chậm kinh như u xơ tử cung, viêm lộ tuyến tử cung, suy buồng trứng, viêm buồng trứng và nhiều vấn đề khác.

Để nhận biết các bệnh lý như vậy, phụ nữ cần chú ý quan sát và theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình. Các biểu hiện bất thường có thể bao gồm việc máu kinh trở nên đặc hoặc có mùi khó chịu, màu sắc kinh không bình thường. Ngoài ra, quan sát các dấu hiệu khác như đau bụng dưới âm ỉ, thay đổi trong mùi hôi hay màu sắc của dịch tiết âm đạo cũng là điều quan trọng. Trong trường hợp xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào không bình thường, nên đến gặp bác sĩ phụ khoa là quan trọng để có thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây chậm kinh thường gặp ở chị em phụ nữ 3
Các bệnh lý phụ khoa là nguyên nhân gây chậm kinh khá thường gặp

Vận động quá sức

Một số chị em phụ nữ vì những lý do cụ thể mà có nhu cầu khẩn trương lấy lại vóc dáng. Họ thường tập trung vào việc tham gia các buổi tập tại phòng gym một cách liên tục và cường độ cao. Tuy nhiên, việc này không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt cho sức khỏe và thậm chí có thể là một trong những nguyên nhân gây chậm kinh. Tập thể dục làm tăng cường sức khỏe và giúp duy trì vóc dáng cân đối, nhưng quá trình tập luyện quá mức không lành mạnh có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể.

Những người mất kinh thường là những vận động viên tham gia các hoạt động như chạy marathon, vũ công ba lê, người tập thể hình nặng và các vận động viên chuyên nghiệp khác. Tóm lại, nếu bạn đang tập luyện "quá mức" mà không bổ sung đủ calo cần thiết, cơ thể có thể không sản xuất đủ estrogen để duy trì chu kỳ kinh nguyệt bình thường.

Để khắc phục tình trạng này, quan trọng là tập luyện với mức độ phù hợp, ăn uống đủ calo và thư giãn. Việc điều này sẽ giúp cơ thể điều chỉnh lại và duy trì một chu kỳ kinh nguyệt bình thường.

Căng thẳng, stress

Vùng dưới đồi, nơi liên quan đến quá trình sản xuất estrogen trong chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt nhạy cảm với những hormone stress như adrenaline và cortisol. Stress từ những trải nghiệm như sự mất mát, việc thay đổi công việc, mối quan hệ hay bất kỳ tình huống căng thẳng nào cũng có thể làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Để giảm thiểu tác động của căng thẳng, bạn cần tạo ra một lối sống tích cực, lạc quan và thư giãn. Bằng cách luyện tập thói quen sống tích cực, tâm trạng vui vẻ, và suy nghĩ tích cực, bạn có thể giúp cơ thể và tâm trí điều chỉnh và giảm bớt ảnh hưởng của stress. Chỉ khi bộ não nhận ra rằng tình trạng căng thẳng đã giảm bớt thì các chức năng cơ thể sẽ bắt đầu trở lại bình thường.

Cách phòng tránh và điều trị chậm kinh

Hiện tượng chậm kinh không chỉ mang lại nhiều phiền toái, khó chịu mà còn có thể gây ra những vấn đề nguy hiểm liên quan đến sức khỏe. Do đó, việc phòng bệnh được coi là quan trọng hơn việc chữa trị. Để ngăn chặn tình trạng này, phụ nữ nên duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, giữ cho giấc ngủ được điều độ và hạn chế sử dụng các chất kích thích có thể gây hại cho sức khỏe.

Nguyên nhân gây chậm kinh thường gặp ở chị em 4
Duy trì lối sống lành mạch giúp phòng ngừa các tình trạng rối loạn kinh nguyệt

Ngoài ra, quan trọng là phụ nữ thường xuyên kiểm tra sức khỏe phụ khoa định kỳ để có khả năng phát hiện sớm bất kỳ vấn đề sức khỏe nào. Điều này giúp phát hiện và đối phó với những biểu hiện bất thường từ sớm, từ đó tìm ra các phương pháp điều trị phù hợp.

Như vậy, chậm kinh là một tình trạng không thể xem nhẹ do nó có tác động trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, khi bạn phát hiện được dấu hiệu này cần tìm hiểu về nguyên nhân gây chậm kinh và nên thăm bác sĩ tại các cơ sở y tế để được đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại.

Xem thêm: Trễ kinh 2 tuần nguyên nhân do đâu không?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm