Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Mất kinh là gì? Có nguy hiểm không?

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Mất kinh (Amenorrhea) là tình trạng người bệnh không có thời kỳ kinh nguyệt ở nữ. Tình trạng này gồm 2 dạng: Thời kỳ thứ nhất mất kinh là lúc bạn không bị kinh nguyệt ở độ tuổi 16 hoặc lớn hơn. Thời kỳ thứ hai là khi bạn đang trong thời kinh nguyệt bình thường nhưng sau đó bạn không có kinh 1-3 tháng liên tục. Mất kinh nguyệt không chỉ ảnh hưởng đến việc mất cân bằng nội tiết tố nhưng nếu để tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến tình trạng vô sinh - hiếm muộn.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Bệnh mất kinh là gì? 

Mất kinh là hiện tượng không hành kinh qua một thời gian qui định. Phụ nữ thường mất kinh trước dậy thì, trong thai kỳ, cho con bú và sau mãn kinh. Nếu như không thấy kinh vào những thời điểm nêu trên, đó có thể là triệu chứng bệnh lý.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh mất kinh

  • Tiết dịch núm vú sữa;

  • Rụng tóc;

  • Đau đầu;

  • Thay đổi tầm nhìn;

  • Râu thừa trên khuôn mặt;

  • Đau vùng xương chậu;

  • Mụn.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh mất kinh

Mất kinh không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến tăng nguy cơ về lâu dài. Do vậy tình trạng mất kinh luôn phải được đánh giá theo dõi.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến bệnh mất kinh

Chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới được chi phối bởi hoạt động nội tiết của hệ trục hạ đồi - tuyến yên và buồng trứng. Hoạt động của hệ trục này tác động lên tử cung gây ra hiện tượng kinh nguyệt ở phụ nữ. Vì vậy, khi gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt hay mất kinh thì nguyên nhân có thể là do một trong số các cơ quan này gặp phải các vấn đề trục trặc.

Mất kinh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Ngoại trừ khả năng mang thai ra, các nguyên nhân khác đều có thể xảy ra bao gồm:

  • Stress làm thay đổi việc sản xuất hormone giải phóng gonadotrophin (GnRH), gây cản trở quá trình rụng trứng và kinh nguyệt đều đặn.

  • Tập thể dục quá sức có thể dẫn đến sự thay đổi hormone tuyến yên và hormone tuyến giáp, tạo ra những thay đổi trong quá trình rụng trứng và kinh nguyệt. 

  • Đang mắc một số bệnh lý mãn tính ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt như bệnh tuyến giáp, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) làm cho nồng độ estrogen và androgen cao kéo dài, khối u tuyến yên, bệnh tuyến thượng thận, rối loạn chức năng gan và tiểu đường.

  • Mất kinh có thể là một tác dụng phụ của một số biện pháp tránh thai. Các loại thuốc tránh thai liều thấp sẽ gây mất kinh, tuy nhiên không nguy hiểm.

  • Phụ nữ < 40 tuổi bị suy giảm nội tiết tố một cách đáng kể.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải bệnh mất kinh

  • Tiền sử gia đình có ngừời mắc mất kinh.

  • Rối loạn ăn uống, chẳng hạn như chán ăn hoặc ăn quá mức, bạn có nguy cơ cao bị vô kinh.

  • Luyện tập thể thao quá sức.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh mất kinh

  • Tuổi tác.

  • Đang sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc nội tiết, thuốc chống loạn thần, thuốc tránh thai, corticosteroids và thuốc hóa trị.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh mất kinh

  • Thử thai: Xét nghiệm hCG nước tiểu hoặc beta hCG huyết thanh

  • Kiểm tra chức năng tuyến giáp: Đo lượng hormone kích thích tuyến giáp (TSH) trong máu có thể xác định xem tuyến giáp hoạt động bình thường hay không.

  • Kiểm tra chức năng buồng trứng: Đo lượng hormone kích thích nang trứng (FSH) trong máu. FSH được giải phóng ra từ thùy trước tuyến yên trong não, có tác dụng kích thích noãn bào phát triển. Đo FSH có thể chẩn đoán tình trạng suy giảm chức năng tuyến sinh dục, rối loạn kinh nguyệt, dậy thì sớm, mãn kinh hay tình trạng vô sinh ở nữ giới

  • Thử nghiệm prolactin: Mức độ thấp của prolactin có thể là dấu hiệu của khối u tuyến yên.

Phương pháp điều trị 

Tuỳ theo từng nguyên nhân, lựa chọn điều trị nội tiết hoặc phẫu  thuât. Nhưng cũng có khi chỉ cần thay đổi hoàn cảnh sinh hoạt, chế độ ăn uống kết hợp vật lý trị liệu (tắm nóng, chạy điện sóng ngắn…)

Điều trị hormone thay thế theo chỉ định của bác sĩ đối với những bệnh nhân vô kinh do suy giảm buồng trứng sớm.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh mất kinh

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Duy trì chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng

  • Học cách để kiểm soát stress bằng các phương pháp thiền, yoga…

Phương pháp phòng ngừa bệnh mất kinh hiệu quả

Bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mất kinh bằng cách ăn uống đầy đủ hợp lí và giữ một cân nặng khỏe mạnh.

Nhìn chung, bạn cần lưu ý các mốc thời gian mất kinh, điều này có thể giúp bạn đến khám và được tư vấn một cách tốt hơn cho tình trạng của mình.

Nguồn tham khảo
  1. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/3924-amenorrhea

  2. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/amenorrhea/diagnosis-treatment/drc-20369304

  3. https://www.medicalnewstoday.com/articles/215776

  4. https://www.healthline.com/health/amenorrhea

Các bệnh liên quan

  1. Lạc nội mạc tử cung

  2. suy thai

  3. Nhau cài răng lược

  4. Viêm động mạch takayasu

  5. Rối loạn phóng noãn

  6. Viêm nội mạc tử cung

  7. Nhau bong non

  8. Loạn sản sợi cơ

  9. Lạc nội mạc ở âm hộ

  10. Chửa trứng