Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau mắt đỏ có thể biểu hiện ở nhiều mức độ, là triệu chứng cơ năng của nhiều bệnh lý khác nhau. Tính chất của bệnh đau mắt đỏ phụ thuộc vào các dấu hiệu kèm theo như giảm thị lực, đau nhức mắt, cộm chói mắt, tiền sử bệnh. Dưới đây là những nguyên nhân gây đau mắt đỏ giảm thị lực.
Đau mắt đỏ giảm thị lực do vi rút, vi khuẩn có thể kèm theo viêm giác mạc, gọi là viêm kết – giác mạc và gây giảm thị lực. Sau quá trình viêm do vi khuẩn gây ra có thể để lại sẹo trên giác mạc và gây giảm thị lực vĩnh viễn.
Đau mắt đỏ giảm thị lực do nguyên nhân dị ứng thường biểu hiện kéo dài và 2 mắt. Các triệu chứng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu như cộm mắt, chói mắt, chảy nước mắt nhiều và khó mở mắt. Mi mắt lúc này có thể sưng nề và ít tiết tố dính. Một số trường hợp có kèm theo viêm mũi dị ứng hoặc hen.
– Bệnh viêm kết mạc dị ứng mùa xuân: Thường thấy ở trẻ trai, từ 7 tuổi đến 15 tuổi. Bệnh kéo dài nhiều năm, thỉnh thoảng có những đợt viêm cấp tính. Khi bị bệnh cần được theo dõi và điều trị tốt, đề phòng các biến chứng đe dọa giảm hoặc mất thị lực.
– Viêm kết mạc dị ứng do tiếp xúc: Mắt đỏ có kèm theo mi sưng nề và có bọng nước. Thường gặp nhất do thuốc tra tại mắt, mỹ phẩm, các hóa chất sử dụng trong sinh hoạt hoặc trong công việc. Khi mắc bệnh, bệnh nhân cần đi kiểm tra để được bác sỹ tư vấn điều trị sớm, đề phòng biến chứng đe dọa giảm thị lực.
Khi có tổn thương giác mạc thì triệu chứng đau nhức mắt là triệu chứng khó chịu nhất, khiến bệnh nhân phải đi khám ngay. Lúc này sẽ xuất hiện các triệu chứng như đỏ mắt, chảy nước mắt, khó mở mắt. Giác mạc bị tổn thương thường do các nguyên nhân như bị bụi hay vật lạ bay vào mắt. Ngay lúc này thì việc rửa mắt bằng nước sạch là cần thiết, tránh dụi mắt và dùng các vật để cố gắng lấy bụi, vật lạ ra khỏi mắt. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn tới loét giác mạc và nguy cơ nhiễm khuẩn nhiễm nấm giác mạc, gây giảm thị lực hoặc mất thị lực.
Là một cấp cứu trong nhãn khoa, tiến triển nhanh, cần được khám và điều trị sớm. Bệnh có thể thấy ở trẻ em và người lớn. Đỏ một mắt, mức độ nhẹ và thị lực có thể giảm ít trong 1 đến 2 ngày đầu, cho nên người bệnh dễ bỏ qua. Khi bệnh toàn phát, triệu chứng đỏ mắt, đau nhức mắt tăng nhiều và giảm thị lực nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây mất thị lực.
Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ giảm thị lực do bệnh glocom. Khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng đau nhức mắt dữ dội, nhìn mờ và đỏ mắt biểu hiện cơn glocom góc đóng cấp tính. Kèm theo dấu hiệu bệnh nhân có thể đau nhức nửa đầu. Bệnh có nguy cơ gây giảm thị lực trầm trọng.
Trên đây là những nguyên nhân gây đau mắt đỏ giảm thị lực bạn cần lưu ý để có các biện pháp phòng tránh phù hợp.
Thu Hà
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.