Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khó nhai đối với bệnh nhân ung thư là vấn đề rất thường gặp. Khi bị ung thư, các tế bào ác tính gây cản trở làm cho bệnh nhân mệt mỏi và đau đớn. Khi bị khó nhai, bệnh nhân khó khăn trong vấn đề ăn uống càng làm cho bệnh trở nên trầm trọng. Bài viết này sẽ đề cập đến nguyên nhân gây khó nhai mà bạn đọc có thể tham khảo, từ đó có phương án cải thiện hơn cho người thân của mình.
Quá trình điều trị ung thư có thể kèm theo nhiều tác dụng phụ gây khó khăn cho việc ăn uống đối với một số loại thức ăn nhất định. Các tác dụng phụ có thể kể đến như đau trong miệng, đau hoặc cứng cơ hàm và đau răng... Khi bị khó nhai, bệnh nhân nên nhanh chóng cho bác sĩ điều trị của mình biết nhằm kiểm soát kịp thời, giúp bệnh nhân dễ dàng ăn uống hơn.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể tránh vài loại thực phẩm nhất định và nên ăn thức ăn nhỏ. Tuy nhiên, lưu ý rằng điều này có thể làm bạn không nhận được đủ calo và chất dinh dưỡng.
Khó nhai thường là kết quả của sự thay đổi ở miệng, xương hàm hoặc lưỡi. Ung thư, đặc biệt là ung thư miệng và hầu họng có thể gây nên vấn đề này. Khó nhai cũng có thể xảy ra sau khi điều trị ung thư. Những tác dụng phụ của việc điều trị ung thư có thể gây ra khó nhai, bao gồm:
Khi bị khó nhai, việc giảm các tác dụng phụ là một phần quan trọng trong việc chăm sóc và điều trị bệnh ung thư. Đây được gọi là kiểm soát triệu chứng, chăm sóc xoa dịu hay chăm sóc giảm nhẹ. Hãy nói chuyện với bác sĩ điều trị hoặc nhóm chăm sóc sức khoẻ của bạn về bất kỳ triệu chứng nào mà bạn gặp phải, bao gồm triệu chứng mới xuất hiện và cả sự thay đổi các triệu chứng.
Nha sĩ có thể giúp bệnh nhân chăm sóc răng miệng trước, trong và sau khi điều trị ung thư. Trước khi bắt đầu điều trị ung thư, hãy chắc chắn bạn nhận đủ các điều trị nha khoa cần thiết. Nên hỏi thêm về cách kiểm soát các tác dụng phụ tác động lên răng và miệng. Ví dụ, xạ trị có thể làm tăng nguy cơ sâu răng hoặc bệnh nướu răng. Gel chứa fluoride hoặc nước súc miệng có thể giúp ngăn ngừa những vấn đề này.
Bác sĩ của bạn có thể giới thiệu bạn đến chuyên gia điều trị các khuyết tật ngôn ngữ. Chuyên gia này sẽ hướng dẫn việc sử dụng các cơ trong miệng, cổ họng và luyện tập nhai. Trị liệu ngôn ngữ sẽ cực kì hữu ích khi phẫu thuật làm thay đổi cấu trúc miệng hoặc lưỡi.
Vật lý trị liệu có thể bao gồm massage, các bài tập vận động hàm và nhiệt ẩm.
Bác sĩ của bạn có thể kê đơn nếu bạn đau khi nhai. Một số loại thuốc giúp giảm đau và kháng viêm. Một số thuốc điều trị nhiễm trùng miệng hoặc họng cũng có thể được sử dụng. Thuốc giãn cơ giúp làm giảm đau và cứng hàm.
Một số trường hợp, phẫu thuật đôi khi cũng có thể được đề nghị để điều trị khó nhai.
Một số phương án xử trí có thể tốt đối với người này hơn so với người kia, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân của vấn đề khó nhai. Hãy thử các loại thực phẩm khác nhau với cách ăn uống khác nhau để chọn ra cách tốt nhất.
Lưu ý là chế độ ăn uống bổ dưỡng là rất quan trọng và bạn cần ăn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo, protein, vitamin và khoáng chất. Hãy xem xét các gợi ý sau đây có thể giúp cải thiện chứng khó nhai cho bệnh nhân ung thư:
Khó nhai trong ung thư làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân khi việc ăn uống lúc này là chướng ngại. Người thân và người chăm sóc nên bên cạnh, chăm sóc và động viên bệnh nhân. Chọn những món ăn mềm, dễ ăn có thể đem lại tác dụng. Bên cạnh đó, người bệnh nên vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh lý thường xuyên nhằm ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập khi hệ miễn dịch cơ thể của bệnh nhân đang yếu.
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: yhoccongdong.com
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.