Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nguyên nhân tiêm filler môi 2 tháng bị sưng? Có cách khắc phục không?

Ngày 27/07/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tiêm filler môi bị sưng là hiện tượng ai cũng gặp phải. Điều này là do mô môi chưa tương thích hoàn toàn với chất làm đầy tại thời điểm tiêm. Sưng môi thường kéo dài từ 3 - 5 ngày, môi sưng bao lâu thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên sau tiêm filler môi 2 tháng bị sưng thì bạn cần lưu ý và đến bệnh viện thẩm mỹ để kiểm tra.

Phương pháp làm đẹp bằng tiêm filler đang ngày càng phổ biến nhờ hiệu quả cao và ít xâm lấn. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp tiêm filler môi 2 tháng bị sưng khiến nhiều người lo lắng không biết có nguy hiểm không. Đọc tiếp bài viết để tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục.

Nguyên nhân tiêm filler môi 2 tháng bị sưng

Tiêm filler có lẽ đã quá quen thuộc với những người đam mê làm đẹp. Phương pháp này sử dụng chất làm đầy sinh học đưa vào các vùng thẩm mỹ để xóa nếp nhăn, tăng kích thước và tạo hình lại các bộ phận trên cơ thể như năng mũi cao hơn, tiêm filler thon gọn cằm, tiêm filler môi trông đầy đặn, hồng hào mà không cần phẫu thuật.

Về bản chất, tiêm filler khá an toàn vì filler có thành phần là axit hyaluronic, có tính chất tương tự như các chất tự nhiên trong cơ thể người nên cơ thể dễ dàng dung nạp và ngay lập tức tạo thành lớp đệm dưới da mà không ảnh hưởng những vùng xung quanh, hạn chế tác dụng phụ hay biến chứng nguy hiểm tối đa. Nhưng cũng có trường hợp tiêm filler bị sưng kéo dài khiến nhiều người lo lắng.

Thực tế, tiêm filler đòi hỏi cơ thể phải tiếp nhận chất mới nên cần thời gian để điều chỉnh và thích nghi. Do đó, thông thường sau khi tiêm filler môi sẽ bị sưng tấy trong thời gian ngắn nhưng bạn không cần quá lo lắng. Nếu bạn có làn da nhạy cảm, khu vực này sẽ sưng lên trong vài ngày và giảm dần.

Ngoài ra, tiêm filler môi 2 tháng bị sưng còn phụ thuộc các nhiều yếu tố sau: 

Chất lượng filler

Nếu tiêm filler không đảm bảo chất lượng, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, quá hạn sử dụng có thể xảy ra những phản ứng sau: Sưng môi kèm theo đau nhức dài ngày, bầm tím tại chỗ tiêm.

Nguyên nhân tiêm filler môi 2 tháng bị sưng? Có cách khắc phục không? 1
Nếu tiêm filler không đảm bảo chất lượng có thể gây sưng môi

Tay nghề của bác sĩ

Nếu bác sĩ còn ít kinh nghiệm, không có chuyên môn trong lĩnh vực thẩm mỹ môi, không có kiến ​​thức đầy đủ về filler, thao tác tiêm không đúng, tiêm không đúng vị trí hoặc tiêm dư filler khiến chỗ tiêm sưng tấy, bầm tím kéo dài. Sưng tấy và các biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra nếu bác sĩ vô tình tiêm vào mạch máu hoặc tĩnh mạch.

Quy trình không đảm bảo

Tiêm filler không tuân thủ quy trình chuẩn y khoa, không đảm bảo vô trùng có thể gây nhiễm trùng, sưng đau dai dẳng sau tiêm. Nếu không được nhận biết và khắc phục kịp thời có thể bị hoại tử vùng thẩm mỹ.

Chăm sóc tại nhà không đúng

Không phải ngẫu nhiên mà bác sĩ đưa ra những lời khuyên chăm sóc tại nhà sau khi tiêm filler. Hiện tượng sưng tấy kéo dài có thể xảy ra nếu bạn không tuân thủ chỉ định của bác sĩ, vệ sinh không cẩn thận, chế độ ăn uống không phù hợp.

Tiêm filler môi bao lâu thì lành?

Chỉ sau 1 tuần thực hiện tiêm filler môi là tình trạng sưng viêm biến mất và môi trở nên mềm mại, đường nét rõ ràng tự nhiên như ý muốn. So với các phương pháp làm căng mọng môi khác như phẫu thuật hay cấy mỡ tự thân, tiêm filler cho kết quả nhanh chóng.

Tuy nhiên, sau khi tiêm filler môi bao lâu thì môi có được hình dáng như ý muốn còn tùy thuộc vào chất lượng filler và tay nghề của bác sĩ và cách chăm sóc hậu tiêm filler. Với filler đạt chuẩn chất lượng, bác sĩ sử dụng đúng kỹ thuật, cơ địa lành, bạn sẽ sở hữu đôi môi căng mọng, quyến rũ chỉ trong thời gian ngắn. Ngược lại, nếu filler chất lượng kém, bác sĩ tiêm không đúng chỗ thì thời gian hồi phục sẽ lâu hơn. Chưa kể, còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng và chết mô.

Nguyên nhân tiêm filler môi 2 tháng bị sưng? Có cách khắc phục không? 2
Tiêm filler môi sau khoảng 1 tuần là hồi phục

Tình trạng tiêm filler môi 2 tháng bị sưng

Filler chất lượng cao và cơ thể dung nạp thì sau khi tiêm, môi thường hơi sưng đỏ và biến mất sau vài giờ hoặc 1 ngày. Nhưng nếu bạn có cơ địa nhạy cảm, tình trạng viêm sẽ kéo dài trong khoảng 2 - 3 ngày và sẽ giảm dần trong các ngày tiếp theo nên không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng sưng, đau, nổi cục, bầm tím kéo dài sau khi tiêm filler thì đó là dấu hiệu bất thường, cần đến gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Cách khắc phục tiêm filler môi 2 tháng bị sưng

Hiện nay, tiêm tan filler là biện pháp hiệu quả giúp loại bỏ tình trạng sưng đau do tiêm filler sau một thời gian. Bằng cách này, các chất làm đầy sẽ được loại bỏ và một số ít sẽ được đào thải ra ngoài theo cơ chế tự nhiên của cơ thể.

Tiêm tan filler giúp bạn khắc phục tình trạng tiêm filler sau một thời gian bị sưng một cách an toàn, hiệu quả. Phương pháp này thực hiện rất dễ dàng và nhanh chóng, chỉ mất từ ​​15 - 30 phút. Tuy nhiên, phải thực hiện đúng quy trình để tránh những hậu quả nghiêm trọng hơn. Thủ tục này nên được thực hiện bởi một bác sĩ có trình độ cao và kinh nghiệm.

Tiêm tan filler giúp đưa hợp chất hyaluronidase đến vị trí tiêm filler, phá vỡ hoàn toàn cấu trúc filler và hóa lỏng, từ từ đào thải ra ngoài cơ thể theo cơ chế tự nhiên. Sau khi tiêm tan filler xong, bạn nên chú ý chăm sóc để quá trình đào thải và phục hồi của cơ thể diễn ra nhanh chóng hơn.

Một số mẹo giảm sưng sau khi tiêm filler môi

Đừng lo lắng nếu môi bị sưng sau khi tiêm filler. Để giảm sưng nhanh chóng, bạn có thể thực hiện các mẹo sau tại nhà:

  • Lấy một ít đá viên và bọc trong khăn mềm. Sau đó nhẹ nhàng chườm lên môi trong 10 - 15 phút. Mỗi ngày làm 5 - 6 lần để giảm sưng hiệu quả.
  • Massage nhẹ nhàng sau khi tiêm filler để làm mềm môi nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn nên hỏi ​​bác sĩ về cách massage môi đúng để không làm mất hình dạng môi.
  • Không nên sử dụng các thực phẩm giàu đạm, tinh bột, đồ ngọt trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Ngoài ra, tích cực ăn các loại rau xanh, trái cây,… để cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
  • Để tránh tình trạng sưng tấy kéo dài sau khi tiêm filler, không nên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê.
  • Không tác dụng lực lên môi khiến filler bị lệch và ảnh hưởng đến hình dáng môi.
  • Dùng bông y tế hoặc tăm bông thấm nước muối sinh lý để vệ sinh môi hàng ngày để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Nguyên nhân tiêm filler môi 2 tháng bị sưng? Có cách khắc phục không? 3
Để môi nhanh lành sau tiêm filler cần chăm sóc cẩn thận

Như vậy, sau tiêm filler bị sưng là điều bình thường. Chỉ cần bạn tuân thủ chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ, các triệu chứng sẽ được cải thiện nhanh chóng và nhanh chóng có đôi môi đẹp tự nhiên như mong muốn. Tuy nhiên nếu tiêm filler môi 2 tháng bị sưng kèm theo đau nhức không thuyên giảm, thâm tím cần đến bệnh viện thẩm mỹ uy tín để kiểm tra và xử lý.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm