Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Do đặc điểm cấu trúc đặc biệt nên phụ nữ rất dễ bị viêm nhiễm vùng kín, nhất là phụ nữ trưởng thành đã quan hệ tình dục. Khi mang thai, cơ thể phụ nữ cũng trải qua rất nhiều thay đổi nên khả năng nhiễm vi khuẩn, nấm gây viêm nhiễm cũng rất cao. Vậy nguyên nhân dẫn đến nấm âm đạo khi mang thai và cách điều trị như thế nào?
Gần 75% phụ nữ trưởng thành sẽ bị nhiễm nấm âm đạo trong cuộc đời của họ và hầu hết sẽ bị nhiễm trong thời kỳ mang thai do những thay đổi về thể chất. Mẹ bầu bị nấm âm đạo khi mang thai sẽ tiết ra nhiều khí hư, có màu trắng đục, có thể xuất hiện thêm nốt đỏ và sưng tấy.
Nấm âm đạo là tình trạng nấm men phát triển quá mức do mất cân bằng môi trường axit trong âm đạo. Nấm âm đạo có thể gây ra dịch âm đạo có màu trắng đục hoặc bã đậu và có thể có máu do xung huyết âm đạo. Đồng thời, người bệnh có thể cảm thấy khó chịu, nóng rát vùng kín.
Nấm âm đạo rất phổ biến, đặc biệt phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc phải do lượng estrogen tăng cao và cơ thể có nhiều thay đổi khiến môi trường xung quanh mất cân bằng, độ ẩm cao tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn phát triển.
Nấm Candida là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra nhiễm nấm âm đạo ở phụ nữ nói chung và phụ nữ mang thai nói riêng. Nếu độ pH của âm đạo được cân bằng, vi khuẩn Candida sẽ trở nên vô hại, nhưng chúng vẫn tồn tại. Khi mang thai, nội tiết tố thay đổi, môi trường pH trong âm đạo cũng thay đổi sẽ tạo điều kiện cho loại nấm này phát triển.
Những phụ nữ đã từng bị nấm Candida âm đạo trước đây có nguy cơ tái phát cao khi mang thai. Điều trị bệnh và loại bỏ các triệu chứng không quá khó nhưng tiêu diệt mầm bệnh ở âm đạo thì không dễ dàng.
Dưới đây là một số dấu hiệu mà bà bầu có thể nhận biết được mình có bị nhiễm nấm âm đạo hay không:
Ra nhiều khí hư âm đạo khi mang thai là điều bình thường, nhưng bạn cần cẩn thận nếu xuất hiện kèm các dấu hiệu khác như trên.
Hầu hết các trường hợp nhiễm nấm âm đạo khi mang thai không đe dọa đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai khi phát hiện bệnh cần được điều trị tích cực, kết hợp với kiêng cữ và điều dưỡng để loại bỏ tối đa mầm bệnh hoặc kiểm soát nấm.
Nếu mẹ bầu bị nấm âm đạo, nấm sẽ lây nhiễm vào niêm mạc miệng của bé trong quá trình sinh nở, gây viêm da, đen miệng, tưa lưỡi… Lúc này, bác sĩ sẽ cân nhắc cho trẻ dùng thuốc kháng nấm nhẹ để điều trị thuốc và thuốc chống nấm điều trị cho mẹ.
Cần theo dõi điều trị nấm âm đạo khi mang thai để phòng tránh nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng trong bụng mẹ, sức đề kháng yếu, sinh non, viêm phổi…, ở trẻ do nấm gây ra. Tuy nhiên những rủi ro này hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu được theo dõi và điều trị bệnh tích cực.
Việc điều trị bệnh nấm âm đạo và các bệnh viêm nhiễm phụ khoa nói chung ở phụ nữ mang thai cần được chú trọng. Lúc này sức đề kháng của mẹ còn yếu, bệnh có thể nặng hơn, nhất là các mầm bệnh do vi khuẩn, vi trùng hoặc vi rút gây ra. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc điều trị bệnh nấm âm đạo cũng cần được lựa chọn kỹ lưỡng để tránh tình trạng dùng thuốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
Dưới đây là các bước cần thiết để điều trị và ngăn ngừa tình trạng nhiễm nấm âm đạo tái phát khi mang thai.
Bệnh thường được điều trị bằng thuốc viên đặt phụ khoa và thuốc bôi, bao gồm:
Thuốc Imidazole
Đây là nhóm thuốc bôi ngoài da rất an toàn và hiệu quả cho bà bầu bị nấm âm đạo. Thời gian điều trị bằng thuốc từ 7 đến 14 ngày, tùy thuộc vào khả năng đáp ứng với thuốc.
Thuốc Miconazol
Đây là dạng thuốc đặt âm đạo có tác dụng tiêu diệt nấm và ít hấp thụ toàn thân nên rất an toàn cho sức khỏe của cả thai nhi và mẹ bầu. Đặc biệt, thuốc Miconazol có thể dùng để điều trị cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu. Quá trình điều trị nhiễm nấm âm đạo bằng thuốc đặt này chỉ khoảng 7 ngày. Tuy nhiên, vẫn phải theo dõi và kiểm soát để tránh bệnh tái phát.
Thuốc Clotrimazole
Đây cũng là một loại thuốc đặt âm đạo để điều trị nấm tại chỗ sẽ không gây hại cho thai nhi và thường được sử dụng để điều trị cho phụ nữ mang thai ở tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Thời gian điều trị một liệu trình cũng là 7 ngày, tuy nhiên nếu bệnh tái phát thì phải điều trị kéo dài đến 14 ngày.
Chăm sóc và vệ sinh cá nhân tốt trong thời kỳ mang thai cũng có thể giúp mẹ bầu điều trị và ngăn ngừa nhiễm trùng nấm âm đạo. Dưới đây là một số phương pháp mẹ bầu nên tham khảo:
Tuy không quá nguy hiểm nhưng nấm âm đạo khi mang thai có thể khiến chị em khó chịu, mệt mỏi kèm theo các triệu chứng đau rát, ngứa ngáy vùng âm đạo. Vì vậy, ngay khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ, thai phụ nên đi khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Thuý Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.