Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng dị ứng ở trẻ em không phải bệnh truyền nhiễm. Tình trạng dị ứng sẽ khác nhau ở từng trẻ với đặc trưng là các nốt sần đỏ, ngứa hoặc phát ban ở da.
Bệnh này không nguy hiểm nhưng ở cơ địa trẻ còn nhạy cảm, nếu không sớm phát hiện và điều trị, viêm da dễ biến chứng bội nhiễm.
Viêm da tiếp xúc dị ứng là một tình trạng dị ứng da khi một số hóa chất tiếp xúc trực tiếp với da có thể gây ban. Phản ứng này có thể biểu hiện da bị dị ứng hoặc không dị ứng.
Tình trạng viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ còn nhiều cha mẹ nhầm lẫn với bệnh viêm da thông thường. Bởi tình trạng bệnh chỉ có biểu hiện nhất thời. Tuy nhiên, sau nhiều đợt tái phát không được chữa trị, bệnh chuyển sang tính chất mãn tính, từng đợt viêm da sẽ xuất hiện khi trẻ có tiếp xúc với dị nguyên.
Về vị trí viêm da dị ứng tiếp xúc:
Các triệu chứng viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ có thể bùng phát tức thời và biến mất một cách đột ngột. Những vị trí biểu hiện phổ biến là khu vực da đầu, da mặt, bàn tay hoặc khuỷu tay, đùi hoặc đầu gối. Còn những trẻ lớn hơn, triệu chứng viêm da tiếp xúc dị ứng có thể phát triển xung quanh vùng miệng.
Như vậy, biểu hiện viêm da dị ứng khác biệt ở mỗi trẻ, tuy nhiên cơ bản những triệu chứng sau:
Tuy nhiên, các triệu chứng liệt kê trên cũng có thể là dấu hiệu ban đầu của các bệnh viêm da khác. Để nhận biết bệnh tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đến chuyên khoa thăm khám và điều trị phù hợp. Mặc dù viêm da ở trẻ là bệnh lý đơn giản nhưng nếu chủ quan không khám chữa kịp thời sẽ gây ra các biến chứng bội nhiễm da. Trẻ bị sốt cao và nhiễm trùng máu là những hệ lụy nguy hiểm đến từ tình trạng bội nhiễm.
Viêm da dị ứng tiếp xúc ở trẻ được phân thành 2 nhóm bệnh là viêm da tiếp xúc dị ứng kích ứng và viêm da tiếp xúc dị ứng. Với những biểu hiện đặc trưng mà cha mẹ có thể nhân diện trẻ thuộc trường hợp nào trong 2 nhóm sau:
Viêm da tiếp xúc kích ứng:
Trường hợp bé bị viêm da tiếp xúc kích ứng chiếm tới 80% số trường hợp mắc bệnh. Viêm da tiếp xúc kích ứng lại chia làm 2 thể chính là thể cấp tính và mạn tính.
Ở những trường hợp cấp tính, bệnh thường chỉ diễn ra trong vòng 1-2 phút hoặc vài giờ, triệu chứng để lại hậu quả không nghiêm trọng. Còn với thể mạn tính, là tình trạng viêm da do tiếp xúc dị ứng kích ứng tích lũy, tức là khi bé đã có tiếp xúc với hóa chất trong khoảng thời gian dài.
Viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ:
Trường hợp này sẽ chiếm khoảng 20% các ca dị ứng ở trẻ. Thông thường, dị ứng xảy ra sau khi trẻ vô tình tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng vài ngày hoặc vài tuần. Ở những tiếp xúc lần đầu tiên, trẻ thường chưa có biểu hiện dị ứng.
Tuy nhiên, khi tiếp xúc nhiều lần sẽ gây các kích ứng và dần hình thành tổn thương trên da trẻ. Tình trạng viêm da tiếp xúc dị ứng cũng có 2 nhóm chính là cấp và mạn tính. Tùy thuộc vào mỗi thể trẻ mắc mà hình thành các triệu chứng riêng biệt.
Các chuyên gia đã khẳng định có tới 3000 nguyên nhân gây dị ứng tiếp xúc ở người. Việc điều trị có thể không hiệu quả chính xác nếu như không phát hiện được đúng nguyên nhân gây dị ứng. Chẩn đoán thông qua thăm khám lâm sàng hoặc xét nghiệm trên da để đánh giá cấp độ dị ứng.
Chẩn đoán viêm da tiếp xúc dị ứng dựa vào bệnh sử gia đình và những biểu hiện tổn thương trên da của trẻ.
Để đánh giá chính xác mức độ dị ứng tiếp xúc, bác sĩ sẽ để trẻ tiếp xúc với một lượng nhỏ chất nghi ngờ gây kích ứng và theo dõi dấu hiệu phát ban trong 1 – 2 ngày đầu. Những biểu hiện dị ứng trong thời gian này chính là cơ sở để bác sĩ xác định nguyên nhân và phương hướng điều trị bệnh da phù hợp.
Bác sĩ sẽ khẳng định kết quả chẩn đoán sau khi các triệu chứng cải thiện.
Với những trường hợp viêm da tiếp xúc dị ứng do côn trùng, chẩn đoán đơn giản thông qua các biểu hiện lâm sàng. Bác sĩ dựa trên các căn cứ: Triệu chứng có xảy ra đột ngột không, tổn thương sau dị ứng có đỏ bọng nước hay không, có giống vết bỏng, ngứa hay đau đặc trưng không.
Chú ý là việc nhận biết, chẩn đoán viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em khi triệu chứng mới bùng phát có thể có sự nhầm lẫn. Do đó, cha mẹ hãy chủ động cho con đi khám để bác sĩ có phán đoán đúng và kịp thời chữa trị.
Thanh Hoa
Nguồn tham khảo: Tổng Hợp