Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nhổ răng khôn hàm dưới và những điều nên biết

Ngày 31/05/2023
Kích thước chữ

Răng khôn có thể xuất hiện ở cả hàm trên và hàm dưới. Vậy có cần nhổ răng khôn hàm dưới không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về răng khôn hàm dưới, trường hợp cần nhổ bỏ răng khôn hàm dưới.

Mỗi người thường có khoảng 4 cái răng khôn lần lượt nằm ở các góc của hàm. Khi những chiếc răng khôn này mọc lên sẽ gây đau nhức, sưng tấy khá khó chịu. Việc nhổ răng khôn hàm dưới hay hàm trên cần được thăm khám trước khi quyết định. 

Răng khôn là răng như thế nào?

Răng khôn là những chiếc răng nằm ở vị trí cuối cùng của hàm, ở hàm trên và hàm dưới đều có răng khôn. Răng khôn còn có tên gọi khác là răng số 8, không mọc cùng với những răng hàm khác mà thường mọc trong độ tuổi 17 - 25 tuổi. Đây cũng là lý do khiến việc mọc răng khôn gây nhiều đau đớn, khiến nhiều người mong muốn nhổ răng khôn hàm dưới càng sớm càng tốt. 

Nhổ răng khôn hàm dưới và những điều nên biết 1
Răng khôn còn được gọi là răng hàm số 8, thường mọc khi 17 - 25 tuổi

Đến lúc răng khôn mọc, những chiếc răng hàm xung quanh đã mọc ổn định và chắc khỏe. Khi này, không gian, diện tích để răng khôn mọc lên rất ít khiến răng khôn mọc chen chúc với những răng hàm xung quanh, mọc nhiều hướng gây nên đau nhức khó chịu kéo dài. Răng khôn hàm dưới hay hàm trên đều như vậy. 

Các nhà khoa học và bác sĩ trên toàn thế giới vẫn đang tranh cãi về chức năng cũng như những hậu quả mà răng khôn gây ra. Đa số đều cho thấy răng khôn là chiếc răng “vô dụng”, không có tác dụng trong hàm, ngược lại còn gây khó chịu và ảnh hưởng đến những răng xung quanh, ảnh hưởng nướu và mô mềm. 

Chẩn đoán răng khôn thường bắt đầu ở bước chụp X-quang hàm, sau đó tiến hành nhổ răng khôn hàm dưới. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, răng khôn không gây đau, sưng, không chèn ép các răng khác,... sẽ không cần nhổ bỏ. Nhiều nha sĩ cũng khuyến cáo nên nhổ răng khôn từ sớm, trước khi chúng mọc và để lại nhiều biểu hiện khó chịu. 

Khi nào cần nhổ và không cần nhổ răng khôn hàm dưới?

Răng khôn hàm dưới khi mọc dễ gây đau nhức ở nướu, viêm nướu hoặc sưng tấy nên nhổ bỏ là lựa chọn tối ưu nhất. Những trường hợp cần nhổ răng khôn hàm dưới bao gồm:

  • Răng khôn hàm dưới mọc lệch hoặc mọc ngầm khiến cảm giác đau đớn ngày một tăng, nướu và mô mềm bị tổn thương nặng nề, tác động tiêu cực đến người sở hữu. 
  • Răng khôn bị sâu cũng cần nhổ bỏ để giảm khả năng lây lan sâu răng ra những răng xung quanh. 
  • Hàm ở vị trí răng khôn hàm dưới bị sưng, u nang hoặc tổn thương cũng nên nhổ răng khôn hàm dưới. 
  • Khuôn hàm bị lệch do răng khôn mọc lệch tác động đến. 
  • Mô mềm xung quanh vị trí mọc răng khôn gây nhiễm trùng. 
Nhổ răng khôn hàm dưới và những điều nên biết 2
Khi có biểu hiện sưng đau bạn nên nhổ răng khôn hàm dưới 

Theo các chuyên gia nha khoa cho biết, việc có nhổ răng khôn hay không còn tùy thuộc vào tình trạng răng. Không phải tất cả những người có răng khôn hàm dưới đều cần nhổ ra. Những trường hợp không cần thiết phải nhổ răng khôn hàm dưới gồm có: 

  • Răng khôn xuất hiện nhưng không gây nên khó chịu, đau nhức. Nếu răng khôn hàm dưới không làm ảnh hưởng đến chân răng ở những vị trí khác cũng không cần nhổ bỏ. 
  • Hình dáng của răng khôn hàm dưới không có sự bất thường. 
  • Răng khôn hàm dưới nằm ở dưới xương hàm, không có dấu hiệu phát triển thêm hoặc mọc lên. 
  • Người có răng khôn hàm dưới đang mắc các bệnh lý mạn tính như cao huyết áp, huyết áp thấp, bệnh tim mạch, tiểu đường hoặc rối loạn đông máu. Nếu không phải trường hợp bắt buộc nhổ bỏ răng khôn, người có bệnh mạn tính không nên nhổ răng. 
  • Phụ nữ đang mang thai, còn cho con bú hoặc trong thời kỳ nguyệt san. 

Nhổ răng khôn hàm dưới cần dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy khi phát hiện có răng khôn hoặc răng khôn đang mọc, bạn cần đến nha sĩ để được thăm khám và làm theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Không nhổ răng khôn hàm dưới có sao không? 

Tuy không phải tất cả trường hợp răng khôn đều cần nhổ nhưng nếu có dấu hiệu sưng đau hoặc viêm nhiễm nhưng không loại bỏ răng khôn kịp thời, bạn có thể gặp những biến chứng sau:

Viêm lợi: Một trong những biến chứng thường gặp nếu không nhổ răng khôn hàm dưới kịp thời là viêm lợi. Khi răng khôn mọc lên sẽ khiến phần lợi ở đó bị trùm. Hiện tượng này sẽ khiến thức ăn dư thừa vướng vào dưới lợi, khi không vệ sinh sạch sẽ, nguy cơ viêm nướu, viêm lợi, nhiễm trùng rất cao. 

Bệnh nha chu: Trường hợp răng khôn mọc thẳng nhưng không được nhổ kịp thời sẽ dễ dẫn đến các bệnh về nha chu hoặc viêm nướu. Thức ăn lắng đọng lâu ngày nhưng không được làm sạch, vệ sinh cẩn thận cũng dễ dẫn đến sâu răng, viêm nướu, bệnh răng miệng khác. 

Có hại cho răng xung quanh: Tình trạng răng khôn mọc lệch sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các răng xung quanh, đặc biệt là răng hàm số 7. Đã có không ít trường hợp mọc răng khôn làm ảnh hưởng đến răng hàm số 7, khiến răng này bị lung lay, yếu hơn bình thường.

Nghiêm trọng hơn là răng khôn chèn ép chân răng của răng số 7 lâu ngày khiến răng ngày một yếu, thậm chí là rụng răng, tác động tiêu cực đến khả năng nhai thức ăn, đồng thời dễ làm xô lệch những răng xung quanh do mất răng. 

Sâu răng: Vị trí của răng khôn hàm dưới là góc trong cùng của hàm nên nếu không nhổ răng khôn hàm dưới kịp thời kèm với việc vệ sinh không kỹ lưỡng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển hình thành sâu răng.

Sâu răng kéo dài còn có thể làm lây lan vi khuẩn sang những răng xung quanh làm tình trạng này một nặng hơn. 

Nhổ răng khôn hàm dưới và những điều nên biết 3
Răng khôn không nhổ dễ dẫn đến sâu những răng xung quanh

Răng mọc chen chúc: Trường hợp răng khôn hàm dưới đau nhức, nhiễm trùng hoặc sưng tấy nhưng không được nhổ bỏ kịp thời sẽ dễ làm xô lệch những răng xung quanh. Như bạn đã biết, răng khôn là răng mọc sau nên khi bắt đầu mọc chen chúc vào những răng có trước dễ làm xô lệch răng hàm, làm mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến khả năng nhai thức ăn.

Nhổ răng khôn hàm dưới là vấn đề được nhiều người quan tâm, nhất là khi vị trí răng khôn đặc biệt, dễ dẫn đến đau đớn, khó chịu cho người sở hữu. Khi phát hiện răng khôn hàm dưới mọc, bạn nên đến cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám, xác định tình trạng răng và quyết định có nhổ răng khôn hàm dưới hay không.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tiến hành nhổ răng khôn từ sớm khi chúng chưa mọc để hạn chế tác động đến những răng xung quanh sau này. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin