Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ung thư là bệnh nguy hiểm đến tính mạng và khó điều trị, thời gian bệnh tiến triển rất nhanh. Những người mắc bệnh ung thư giai đoạn 3 trở đi chỉ sau vài năm ngắn ngủi có thể tử vong. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể phòng ngừa ung thư nếu tầm soát bệnh tốt và có lối sống khoa học. Sau đây là những bệnh ung thư bạn cần tầm soát thường xuyên.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Văn Tiến, Trưởng khoa ngoại 1, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, lưu ý một số bệnh ung thư nên tầm soát thường xuyên.
Bệnh ung thư vú ở phụ có thể tầm soát ở tuổi 40. Tất cả phụ nữ có nguy cơ ung thư vú trung bình nên bắt đầu khám tầm soát hằng năm ở tuổi 45 trở nên. Sau độ tuổi 55, phụ nữ nên chụp nhũ ảnh mỗi năm.
Nếu có những dấu hiệu của bệnh ung thư vú như: có khối u, đau ngực, ngực to nhỏ bất thường hoặc những dấu hiệu bất thường nào khác, các chị em nên nói chuyện với bác sĩ về nguy cơ ung thư vú.
Căn bệnh của phụ nữ có thể xảy ra ở độ tuổi thành niên, trung niên.
Trong độ tuổi từ 21 - 29 tuổi cần thực hiện Pap (phết tế bào cổ tử cung) 3 năm/lần.
Trong độ tuổi 30 - 65 tuổi nên làm xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV, 5 năm/lần. Hoặc có thể xét nghiệm Pap, 3 năm/lần.
Với phụ nữ trên 65 tuổi, trước đó đã xét nghiệm tầm soát đúng 3 năm/lần cho kết quả bình thường, sẽ không cần phải tầm soát ung thư cổ tử cung nữa.
Tuy nhiên, với những phụ nữ có di truyền bệnh ung thư cổ tử cung hoặc nhóm có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung cao thì cần được kiểm tra thường xuyên hơn.
Ở độ tuổi 45, những người có nguy cơ trung bình nên bắt đầu tầm soát ung thư đại trực tràng. Những người có tiền sử gia đình hoặc các yếu tố nguy cơ khác nên khám tầm soát sớm hơn để bác sĩ theo dõi sức khỏe và điều trị sớm.
Ung thư đại trực tràng có thể xét nghiệm để sàng lọc bằng cách nội soi đại trực tràng, xét nghiệm máu ẩn trong phân. Tùy theo tình trạng, nhóm nguy cơ mắc bệnh mà các bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp.
Phụ nữ và đàn ông trên 85 tuổi sẽ ngừng tầm soát ung thư đại trực tràng.
Người có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao là người thường xuyên hút thuốc lá hoặc những người đã bỏ thuốc lá trong vòng 10 - 15 năm qua. Từ 55 - 74 tuổi, người có tiền sử hút thuốc từ 30 tuổi trở lên, hút thuốc trung bình 1 gói/ngày trong 30 năm, 2 gói/ngày trong 15 năm hoặc tương đương.
Tầm soát bệnh ung thư tiền liệt tuyến nên bắt đầu từ tuổi 50, đối với nam giới có nguy cơ mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến trung bình.
Tầm soát ung thư tiền liệt tuyến nên bắt đầu ở tuổi 45, đối với nam giới có nguy cơ mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến cao hoặc thuộc nhóm có người thân như cha, anh trai được chẩn đoán mắc bệnh tiền liệt tuyến.
Phương thức tầm soát bệnh ung thư tiền liệt tuyến là xét nghiệm đo nồng độ PSA trong máu. Đến 70 tuổi, bệnh nhân có thể dừng tầm soát.
Ung thư buồng trứng là căn bệnh rất khó phát hiện ở giai đoạn sớm. Do đó, tầm soát ung thư buồng trứng chỉ được khuyến cáo cho những bệnh nhân có tiền căn gia đình bị ung thư buồng trứng hoặc ung thư vú. Ở những người này thì độ tuổi bắt đầu tầm soát là 30 - 35 tuổi.
Để tầm soát bệnh này, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu để đo nồng độ chất chỉ dấu hiệu ung thư, siêu âm bụng hoặc kết hợp cả hai.
Tầm soát ung thư sớm chính là biện pháp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư hiệu quả, các bạn nên khám bệnh đúng định kỳ 6 tháng/1 lần và tầm soát bệnh ung thư đúng độ tuổi. Những người có nguy cơ mắc bệnh cao nên tìm bác sĩ cung cấp thêm thông tin về tình trạng bệnh, để biết được mình cần làm gì để ngăn ngừa bệnh hiệu quả hơn.
Chân Chân
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.