Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những biến chứng khi mọc răng khôn và cách phòng tránh hiệu quả

Ngày 27/03/2020
Kích thước chữ

Răng khôn hay còn gọi là răng hàm số 8 là những chiếc răng mọc cuối cùng của hàm răng, bao gồm 2 răng khôn hàm trên và 2 răng khôn hàm dưới. Tuy nhiên do răng khôn mọc khi hàm răng người đã phát triển đầy đủ nên dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng nhận biết những dấu hiệu mọc răng khôn qua bài viết dưới đây.

Răng khôn mọc khi chúng ta bắt đầu tuổi thành niên, khi đó hàm răng đã hình thành vững chắc. Vì thế khi răng khôn mọc lên khá đau nhức và sưng to như khi bệnh quai bị và dễ gặp nhiều biến chứng. Theo thống kê khoảng hơn 85% răng khôn sẽ bị nhổ đi, cùng tìm hiểu lý do tại sao nhé. 

Những biến chứng mọc răng khôn thường gặp 

Những biến chứng khi mọc răng khôn và cách phòng tránh hiệu quảRăng khôn mọc lệch hàm trên dưới và đâm vào má

Răng khôn được mọc sau cùng vì thế nó có tỉ lệ mọc lệch rất cao do không đủ chỗ trên hàm răng, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Răng khôn mọc lệch 

Đây là tình trạng phổ biến nhất của răng khôn khi mọc lên, vì chúng không đủ chỗ để mọc lên thường mọc lệch sang răng hàm số 7, mọc chen chúc khiến các răng khác bị xô lệch. Răng khôn mọc lệch còn chia ra nhiều trường hợp nhỏ:

  • Răng khôn mọc lệch hàm trên: răng khôn mọc ở hàm trên nhưng có xu hướng chếch ra phía sau đâm vào má, khiến khu vực xung quanh má sưng tấy và khó chịu khi nhai thức ăn.
  • Răng khôn mọc lệch hàm dưới: đây là trường hợp răng khôn mọc đáng nguy hiểm nhất, răng khôn mọc xiên và có xu hướng đâm thẳng ra má, cản trở quá trình nhai nuốt thức ăn và ép vào những răng bên cạnh, từ đó gây tiêu xương hàm, làm hư hỏng răng.

Răng khôn mọc ngang

Răng khôn mọc lệch 90 độ tạo thành xu hướng nằm ngang, đầu và chân răng nằm thẳng hàng ngang bên dưới nướu răng. Khi răng khôn mọc thẳng bình thường sẽ nằm sát khít với những răng bên cạnh, nhưng răng khôn mọc lệch 90 độ lại có đầu răng đâm thẳng vào răng số 7 gây đau đớn, khó chịu và trở thành nơi cho thức ăn tích tụ.

Từ đó vi khuẩn phát triển gây viêm, nhiễm trùng quanh thân răng. Đây là trường hợp răng khôn mọc lệch khó trị nhất, vì thông thường răng khôn chỉ mọc hơi chếch theo hướng 45 độ.

Răng khôn mọc ngầm

Răng khôn mọc hoàn toàn bên dưới nướu, đây là trường hợp mọc răng rất khó phát hiện và bạn không thấy chân răng trồi lên, nhưng lúc nào cũng thấy nướu răng đau ê ẩm.

Răng khôn mọc ngầm thường xuất hiện ở hàm dưới, làm xuất hiện những triệu chứng như sưng nướu, hôi miệng và đắng lưỡi… Việc răng khôn mọc ngầm chỉ có thể kiểm tra chính xác bằng việc chụp X quang xương hàm răng. 

Cách phòng tránh biến chứng mọc răng khôn

Những biến chứng khi mọc răng khôn và cách phòng tránh hiệu quảNhững biến chứng khi mọc răng khôn gây nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng 

Tình trạng răng khôn mọc sai, mọc xiên bên trong nướu răng là việc khó tránh khỏi. Bởi lẽ răng khôn là những chiếc răng mọc sau cùng, khi hàm răng đã phát triển đầy đủ và vững chắc, không còn nhiều chỗ trống.

Một số trường hợp răng khôn mọc thẳng sẽ dẫn đến hàm răng bị xô lệch, răng khểnh. Vì thế khi phát hiện những dấu hiệu của việc mọc răng khôn, chúng ta hãy chú ý theo dõi cho con kể từ khi còn nhỏ, để phát hiện sớm những dấu hiệu mọc răng khôn và có hướng giải quyết phù hợp.

Răng khôn mọc lệch sẽ gây ra những biến chứng 

  • Làm ảnh hưởng đến quá trình ăn uống và sinh hoạt của trẻ, răng lúc nào cũng đau nhức khó chịu, hai má sưng tấy đỏ, hành sốt.
  • Gây áp xe chân răng và làm nhiễm khuẩn nướu răng, khiến vi khuẩn tích tụ nhiều trong răng gây hôi miệng khi mọc răng khôn.
  • làm xuất hiện những bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, nhiễm trùng chân răng, u nang xương hàm… Nếu tình trạng này càng kéo dài thì sức khỏe cơ thể trẻ cũng bị ảnh hưởng đáng kể. 
  • Răng khôn còn có thể thoái hóa thành u nang, và gây ra những bệnh lý trong xương hàm, làm yếu xương hàm và ảnh hưởng đến chức năng nhai.
  • Có nguy cơ tiêu biến những răng bên cạnh và mất răng vĩnh viễn. Nếu trẻ mất răng hàm số 7 sẽ khiến quá trình nhai nuốt và nói chuyện gặp nhiều khó khăn, gây mất thẩm mỹ hàm răng và làm ảnh hưởng đến công việc, giao tiếp của trẻ. 

Phòng tránh biến chứng của mọc răng khôn

Những biến chứng khi mọc răng khôn và cách phòng tránh hiệu quảCách phòng tránh những biến chứng khi mọc răng khôn
  • Đưa trẻ đến bác sĩ để được chụp X-quang hàm răng vào giai đoạn răng khôn chưa mọc nhưng đã xuất hiện dấu hiệu. Lúc này bác sĩ sẽ  ước lượng được vị trí răng sẽ mọc và hướng mọc của răng. Nếu răng có xu hướng mọc lệch, mọc xiên hoặc mọc ngầm bác sĩ sẽ làm 1 tiểu phẫu để gắp bỏ mầm răng, vì lúc này răng chưa có chân và việc xử lý sẽ đơn giản hơn. 
  • Tìm những cơ sở nha khoa chất lượng và uy tín để được khám chữa và nhổ răng khôn an toàn. Việc nhổ răng khôn tuy chỉ là tiểu phẫu nhưng có cũng dễ bị biến chứng nếu bác sĩ có tay nghề kém, môi trường phẫu thuật nhiễm khuẩn và cách chăm sóc sau nhổ răng khôn không đúng cách. Vì vậy mẹ hãy thận trọng khi quyết định nhổ răng khôn cho con và cần được những bác sĩ có kinh nghiệm tư vấn và hỗ trợ. 

Trúc

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.