Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Những cột mốc về sự phát triển của trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi mà bạn cần biết

Ngày 23/05/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Giai đoạn trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi là một cột mốc đánh dấu sự phát triển của trẻ về hầu hết các khía cạnh mà các mẹ cần phải chú ý đến. Trẻ sơ sinh ở độ tuổi này thường rất vui vẻ và hiếu kỳ về mọi thứ. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về sự phát triển của trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi nhé.

Trẻ sơ sinh sẽ có quá trình phát triển rất nhanh và bạn sẽ thấy có sự thay đổi rõ rệt về thể chất cũng như trí tuệ khi trẻ 6 tháng tuổi. Mỗi một ngày trôi qua, bạn lại nhận thấy nhiều điều mới mẻ của trẻ trong giai đoạn này. Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu về sự phát triển của trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi trong bài viết sau đây.

Giai đoạn phát triển nhận thức của trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi

Những Cột Mốc Về Sự Phát Triển Của Trẻ Sơ Sinh 6 Tháng Tuổi Mà Bạn Cần Biết 1 Cột mốc phát triển nhận thức của trẻ

Sự phát triển về mặt nhận thức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về trí não tổng thể của trẻ sơ sinh. Sự phát triển này bao gồm trí thông minh cũng như khả năng tư duy của trẻ. Khác với sự phát triển của trẻ 5 tháng tuổi, trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi thông thường sẽ:

  • Tính tò mò: Trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi sẽ trở thành những nhà thám hiểm nhí với mong mong khám phá hết thảy mọi thứ xung quanh. Trẻ sơ sinh sẽ chạm vào cũng như cảm nhận những thứ trong tầm ngắm của trẻ.
  • Trẻ sẽ bắt chước âm thanh: Vào thời điểm trẻ sơ sinh tròn 6 tháng tuổi, trẻ sẽ phát triển về những kỹ năng diễn giải âm thanh tốt hơn và sẽ có xu hướng bắt chước những âm thanh mà mình nghe được.
  • Trẻ sẽ đáp lại khi được gọi tên: Trẻ ở giai đoạn này đã có khả năng ghi nhớ âm thanh tên gọi của mình và biết đáp trẻ lại khi chúng nghe ba mẹ hoặc người thân trong nhà gọi tên mình.
  • Trẻ biết phát ra những âm thanh cơ bản: Trẻ sơ sinh sẽ nói được những nguyên âm và một vài phụ âm cơ bản như u, a, ơ,... Bé cũng có thể trả lời lại bằng những âm thành này khi nói chuyện với ba mẹ hoặc người thân.

Những cột mốc phát triển về thể chất

Những Cột Mốc Về Sự Phát Triển Của Trẻ Sơ Sinh 6 Tháng Tuổi Mà Bạn Cần Biết 2 Dấu ấn phát triển về thể chất của trẻ

Trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi có thể đạt được những dấu ấn về sự phát triển thể chất cũng như khả năng vận động thô như là:

  • Tay và mắt phối hợp tốt hơn: Trẻ sơ sinh sẽ có những cử động tay chính xác hơn và tốt hơn bởi tầm nhìn của trẻ lúc này đã phát triển hơn. Trẻ biết cách nắm giữ và có thể quan sát những món đồ cẩn thận hơn.
  • Cải thiện tầm nhìn về màu sắc: Thị lực của trẻ 6 tháng tuổi sẽ có sự cải thiện rất nhiều so với trước đây. Giai đoạn này, trẻ không chỉ có khả năng phân biệt được nhiều màu sắc khác nhau và trẻ còn có thể ước tính được những khoảng cách cũng như quan sát được nhiều vật thể khác nhau.
  • Sử dụng cả bàn tay để cầm nắm: Trẻ đã biết điều khiển những ngón tay của mình để giữ những đồ vật nhỏ.
  • Có thể ngồi vững: Trong giai đoạn này, cơ lưng của trẻ đã phát triển nhiều hơn và con có thể ngồi và điều khiển được toàn bộ thân người của mình khi ngồi. Tuy nhiên, bé vẫn chưa thể chuyển hẳn từ bò, nằm sang ngồi.

Sự phát triển về giác quan của trẻ

Những Cột Mốc Về Sự Phát Triển Của Trẻ Sơ Sinh 6 Tháng Tuổi Mà Bạn Cần Biết 3 Cột mốc phát triển giác quan của trẻ

Sau đây sẽ là một vài dấu ấn phát triển về giác quan của trẻ 6 tháng tuổi:

  • Trẻ có xu hướng thích chạm vào và cảm nhận những kết cấu của những đồ vật khác nhau. Bé sẽ thích chạm vào đồ chơi, thức ăn, nước hoặc nhiều đồ vật khác.
  • Tầm nhìn của trẻ ở tuổi này sẽ phát triển tốt hơn, do đó trẻ sẽ có thể bị thu hút bởi những vật thể có kích thước lớn hơn, sáng hơn và ấn tượng hơn.
  • Trẻ sẽ cảm nhận được sự an ủi của bạn khi bạn vỗ về và nói với trẻ bằng những âm điệu nhẹ nhàng.
  • Trẻ sẽ dùng hai tay để cầm đồ chơi và có thể đưa chúng lên miệng.

Những dấu hiệu cần chú ý trong sự phát triển của trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi

Những Cột Mốc Về Sự Phát Triển Của Trẻ Sơ Sinh 6 Tháng Tuổi Mà Bạn Cần Biết 4 Một số lưu ý trong sự phát triển của trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi

Mỗi đứa trẻ sơ sinh sẽ là một cá thể riêng biệt với nhau, do đó mỗi trẻ sẽ có một kênh phát triển riêng, có thể sớm hoặc muộn hơn so với những đứa trẻ cùng lứa khác. Tuy nhiên, nếu như trẻ có những dấu hiệu sau đây thì bạn cần phải chú ý hơn:

  • Trẻ sơ sinh 6 tháng không thể ngồi kể cả khi được hỗ trợ: Đối với trẻ trong giai đoạn này thì cơ lưng đã phát triển khá khỏe mạnh, do đó bé có thể ngồi mà không cần đến sự hỗ trợ của người lớn. Nếu như trẻ không thể ngồi được khi có sự hỗ trợ thì điều này có thể là dấu hiệu cảnh báo về sự chậm phát triển về mặt thể chất.
  • Trẻ không thể tạo ra âm thanh hoặc không phản ứng với âm thanh: Trẻ ở giai đoạn này chưa thể nói chuyện nhưng vẫn có thể tạo ra được âm thanh cũng như phản ứng với những âm thanh nghe được. Nếu như trẻ không thể tạo ra âm thanh và không phản ứng khi nghe âm thanh thì có thể bé đang gặp phải những vấn đề về dây âm thanh hoặc thính giác.
  • Trẻ sơ sinh không nhận dạng được những gương mặt quen thuộc: Nếu như trẻ không nhận ra được ba mẹ hoặc người quen trong nhà thì có thể trẻ đang gặp phải những vấn đề liên quan đến tầm nhìn hoặc sự phát triển về mặt nhận thức.
  • Trẻ không vận động hoặc kỹ năng vận động không tốt: Hầu hết trẻ sơ sinh trong giai đoạn này đều thích chơi với những món đồ chơi hoặc người thân. Nếu như trẻ của bạn không vận động hoặc có vẻ không thích chơi,... thì có thể trẻ đang gặp phải tình trạng chậm phát triển.

Bài viết trên là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về những sự phát triển của trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với các bạn và giúp ba mẹ hiểu nhiều hơn về con của mình nhé.

Minh Thuý

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm