Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Những điều bạn cần biết về bệnh đau dạ dày mãn tính

Ngày 06/11/2017
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Đau dạ dày mãn tính mang rất nhiều phiền toái cho cuộc sống của người bệnh, không chỉ gây rối loạn tiêu hóa mà bệnh còn dẫn đến những cơn đau dữ dội. Đau dạ

Đau dạ dày mãn tính mang rất nhiều phiền toái cho cuộc sống của người bệnh, không chỉ gây rối loạn tiêu hóa mà bệnh còn dẫn đến những cơn đau dữ dội.

Đau dạ dày mãn tính là gì?

Những điều cần biết về bệnh đau dạ dày mãn tính 1
Các triệu chứng đau dạ dày mãn tính rất âm thầm

Đau dạ dày mãn tính không phải một bệnh mà là một loạt các rối loạn ở lớp niêm mạc dạ dày gây ra bởi tình trạng viêm, loét. Đa số các triệu chứng đau dạ dày mãn tính đều bị chẩn đoán nhầm với chứng rối loạn tiêu hóa. Tỷ lệ mắc bệnh này cũng thay đổi theo độ tuổi và địa lý sinh sống.

Theo thống kê, trên thế giới có đến hơn 50% dân số trên thế giới mắc đau dạ dày mãn tính. Nguyên nhân chính của chứng bệnh này là do sự tấn công của vi khuẩn Hp hay Helicobacter pylori. Ngoài ra các yếu tố như thói quen sinh hoạt, ăn uống, uống bia rượu, stress thần kinh… cũng đóng góp vào nguyên nhân đau dạ dày mãn tính.

Nếu đau dạ dày cấp tính có các biểu hiện rõ ràng như đau bụng dữ dội, đau nóng rát ở vùng thượng vị quanh khu vực xương ức, đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng, ợ hơi, ợ nóng, ăn kém thì ở bệnh nhân đau dạ dày mãn tính, những biểu hiện trên nhẹ hơn, âm ỉ và diễn ra kéo dài còn gây khó chịu hơn.

Những biểu hiện lâm sàng của đau dạ dày mãn tính

Những điều cần biết về bệnh đau dạ dày mãn tính 2
Biểu hiện của đau dạ dày mãn tính không đặc trưng

Thực tế đau dạ dày mãn tính không có các biểu hiện lâm sàng đặc trưng. Bệnh nhân thường gặp một vài rối loạn cơ năng giống với chứng rối loạn tiêu hóa sau khi ăn uống. Hiện tượng này gây cảm giác nặng ở bụng, ợ hơi, đắng miệng nhất là vào sáng sớm, đau nhức đầu, mặt đỏ, buồn nôn, nôi ói, ăn kèm, đi ngoài thất thường, đau rát thượng vị. Khi ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, uống rượu bia thì những triệu chứng này càng tăng lên nặng hơn. Sau khi ăn no, bệnh nhân càng có cảm giác đau rát nóng ở vùng mũi xương ức, thỉnh thoảng còn có hiện tượng trào ngược.

Nếu đau dạ dày mãn tính có nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn Hp thì bệnh nhân có ít biểu hiện hơn, thường chỉ đau bụng, kém ăn, buồn nôn và nôn mửa. Trường hợp nặng có thể dẫn đến các biến chứng của viêm teo lớp niêm mạc dạ dày, loét dạ dày hoặc ung thư dạ dày.

Nên điều trị đau dạ dày mãn tính như thế nào?

Những điều cần biết về bệnh đau dạ dày mãn tính 3
Điều trị đau dạ dày mãn tính phải kết hợp giữa thuốc và thay đổi chế độ sinh hoạt

Trong điều trị đau dạ dày nói chung và đau dạ dày mãn tính nói riêng người ta hạn chế sử dụng thuốc tây do các tác dụng phụ của nó đối với cơ thể thường rất lớn. Thay vào đó, các loại thuốc Đông y hoặc các nguyên liệu thiên nhiên thường dùng nhiều hơn vì chúng lành tính và an toàn hơn.

Ngoài việc dùng thuốc, bệnh nhân đau dạ dày mãn tính cần thay đổi chế độ sinh hoạt để hỗ trợ cho điều trị, cụ thể:

  • Tránh các loại đồ uống có cồn như bia rượu, những loại nước ngọt đóng chai hay nước có ga cũng nên hạn chế
  • Tránh những món ăn cay, chua, cũng không nên ăn quá mặn
  • Không thức khuya
  • Không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói
  • Tránh những món ăn nhiều dầu mỡ chiên xào, tích cực ăn rau xanh và trái cây để bổ sung chất xơ hỗ trợ tiêu hóa dễ dàng hơn

Đau dạ dày mãn tính có thể không gây những cơn đau dữ dội nên bệnh nhân dễ coi thường và lơ là điều trị. Điều này rất nguy hiểm, khi bệnh âm thầm phát triển, nó sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng hơn.

Linh Đan

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Đau dạ dày