Bệnh thủy đậu ở trẻ em và những điều cha mẹ cần lưu ý
Ngày 23/04/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm do virus Herpes loại 3 gây ra, do tính chất lây truyền qua hô hấp và dễ lây nên bệnh có thể tạo thành dịch. Bệnh Thủy đậu là lành tính, tuy nhiên nó vẫn có thể gây ra những biến chứng đáng lo ngại, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh, hoặc trẻ nhỏ. Vì vậy, việc chăm sóc trẻ em khi bị bệnh thủy đậu là rất quan trọng nhằm tránh những biến chứng tiềm ẩn.
Nguy hiểm của bệnh thủy đậu ở trẻ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và cách chăm sóc, điều trị bệnh cho trẻ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bậc cha mẹ những thông tin và các lưu ý cần biết về tình bệnh thủy đậu ở trẻ. Mời bạn đọc theo dõi.
Bệnh thủy đậu là gì?
Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm do vi rút Herpes type 3 - Varicella Zoster gây nên. Tại các vùng ôn đới, ít nhất 90% trẻ dưới 15 tuổi bị mắc bệnh thủy đậu và ít nhất 95% người lớn bị mắc bệnh. Bệnh thường xuất hiện vào mùa đông, đầu xuân và dễ lây truyền hơn trong điều kiện thời tiết lạnh. Bệnh thủy đậu ảnh hưởng đến trẻ em dưới 10 tuổi, tuy nhiên cũng ảnh hưởng đến người lớn và đặc biệt gây nguy hiểm trên đối tượng là phụ nữ mang thai bởi nguy cơ gây ra hội chứng thủy đậu bẩm sinh hoặc sơ sinh.
Bệnh thủy đậu lây qua đường nào? Bệnh lây lan rất dễ và nhanh, truyền từ người này sang người khác qua hô hấp thông qua các phần tử khí dung từ dịch tiết của người nhiễm bệnh, hoặc tiếp xúc trực tiếp với sang thương thủy đậu. Nếu không được kiểm soát kịp thời, bệnh có thể bùng phát thành đợt dịch lớn do đặc tính lây nhiễm của bệnh.
Bệnh thủy đậu còn có thể lây nhiễm do tiếp xúc trực tiếp với dịch xuất tiết từ vùng da bị tổn thương do thủy đậu. Đặc biệt, ở phụ nữ đang mang thai lây truyền bệnh cho thai nhi khi bị thủy đậu.
Dấu hiệu nhận biết trẻ đã mắc bệnh thủy đậu
Sau đây là một số dấu hiệu trẻ đã mắc thủy đậu mà cha mẹ cần lưu ý.
Dấu hiệu đầu tiên là sốt, đau đầu, mệt mỏi
Bệnh thủy đậu cũng là bệnh thuộc nhóm do vi rút gây ra, do đó các triệu chứng thường gặp là: Sốt, nhức đầu, mệt mỏi, uể oải và chán ăn, đôi khi có đau bụng. Khoảng 70% đến 90% những người sống trong cùng một gia đình có thể bị lây nhiễm từ người bệnh. Bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, dịch từ thương tổn của thủy đậu, vi rút có thể tồn tại vài ngày trong các vẩy từ thương tổn do vi rút thủy đậu được phóng thích ra môi trường ngoài.
Sau 10 - 21 ngày tiếp xúc với mầm bệnh, các dấu hiệu bệnh bắt đầu xuất hiện. Các triệu chứng có thể xuất hiện bao gồm sốt từ 38 - 39 độ, mệt mỏi, chán ăn, viêm họng và hạch sau tai. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, đồng thời tăng cường sức đề kháng, người bệnh sẽ xuất hiện ít triệu chứng hơn, giảm tỷ lệ biến chứng và phục hồi nhanh chóng hơn.
Xuất hiện các nốt mụn nước trên cơ thể, lan rộng
Ở trẻ em, sau khi sốt và đau đầu, các vết phát ban đỏ và ngứa trên da, mụn nước sẽ xuất hiện trên nền ban, lúc đầu nước trong, sau chuyển đục, đóng vảy, và bong dần. Ban đầu thường xuất hiện trên bụng, lưng và mặt trước, sau đó lan rộng đến hầu hết các vùng khác trên cơ thể, bao gồm cả da đầu, tay, chân, miệng, và cả bộ phận sinh dục.
Nếu bạn bị mụn nước, bệnh thường sẽ kéo dài trong khoảng 7 - 10 ngày nếu không gặp các biến chứng. Trong thời gian này, các nốt rộp sẽ khô dần, bong vảy và da tại chỗ sẽ bị thâm. Thường thì bệnh không để lại sẹo trên da nếu không có nhiễm trùng da (bội nhiễm).
Bệnh thủy đậu ở trẻ có biến chứng nguy hiểm gì không?
Bệnh thủy đậu được coi là một bệnh lành tính, tuy nhiên các biến chứng của bệnh thủy đậu có thể xảy ra nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Một số biến chứng thường gặp của bệnh thủy đậu bao gồm:
Nhiễm trùng da: Điều này thường xảy ra ở trẻ em do trẻ không kiểm soát được việc gãi, cào xước và bóp mụn nước, dẫn đến việc vỡ, nhiễm trùng, lở loét và mưng mủ.
Viêm não và viêm màng não: Đây là biến chứng nguy hiểm và thường xảy ra sau khoảng 7 ngày bệnh thủy đậu. Biến chứng này có thể xảy ra ở cả người lớn với tỉ lệ cao hơn ở trẻ em. Nếu không xử lý đúng cách và kịp thời có thể gây ra tử vong.
Viêm phổi thủy đậu: Đây là một bệnh lây nhiễm do vi rút thủy đậu gây ra, có thể ảnh hưởng đến trẻ em và gây ra các triệu chứng như ho nhiều, khạc đờm, đau tức ngực, khó thở.
Các biến chứng hiếm gặp khác như: Suy thượng thận, viêm cầu thận, viêm cơ tim,...
Bệnh zona thần kinh là một biến chứng khác của vi rút thủy đậu, khi vi rút này vẫn còn tồn tại trong cơ thể sau khi bệnh đã khỏi. Khi hệ thần kinh suy yếu, vi rút này có thể trở lại hoạt động và gây ra các triệu chứng như đau và phát ban trên da.
Điều trị và chăm sóc trẻ mắc bệnh thủy đậu
Khi trẻ bị thủy đậu, gia đình cần cách ly trẻ tại nhà cho đến khi trẻ khỏi hoàn toàn. Trẻ cần nằm trong phòng riêng, thoáng khí, có ánh sáng mặt trời và thời gian cách ly khoảng 7 - 10 ngày từ khi phát hiện bệnh đến khi các nốt phỏng khô vảy hoàn toàn. Với trẻ tiếp xúc với người bệnh thủy đậu, cần cách ly từ 10 đến 21 ngày.
Tất cả những người tiếp xúc với trẻ bị thủy đậu đều cần đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm. Vệ sinh tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước và sau khi chăm sóc trẻ bị thủy đậu là cần thiết. Đặc biệt, phụ nữ mang thai cần tránh tiếp xúc với người bệnh. Để tránh các biến chứng nhiễm trùng da, đảm bảo vệ sinh da cho trẻ bằng cách sử dụng quần áo mềm, thấm hút mồ hôi và tắm rửa thường xuyên. Ngoài ra, nếu trẻ bị gãi ngứa, có thể sử dụng bao tay vải để bọc tay trẻ và tránh việc gãi.
Chú ý bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ nên cung cấp các loại thực phẩm dễ tiêu, bổ sung thực phẩm giàu vitamin C và khuyến khích trẻ uống nhiều nước.
Để vệ sinh cho vùng mũi họng của trẻ, nên sử dụng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% hằng ngày. Cần lưu ý không làm vỡ các nốt phỏng vì điều này có thể để lại sẹo lõm thủy đậu và dễ bị thủy đậu bội nhiễm. Nếu các nốt phỏng nước đã vỡ, có thể sử dụng dung dịch xanh Milian (xanh Methylene), Cồn iodin như Betadine... để chấm lên các nốt phỏng, ngăn ngừa nhiễm trùng, để hỗ trợ quá trình hồi phục.
Trường hợp trẻ bị sốt cao, có thể sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ (ví dụ như paracetamol với liều lượng phù hợp). Nếu nốt phỏng nước bị nhiễm trùng, có mủ hoặc vùng da xung quanh bị đỏ, cần sử dụng kháng sinh.
Để tránh các biến chứng nghiêm trọng, nếu trẻ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, co giật, hôn mê hoặc có xuất huyết trên nốt phỏng nước, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để được chăm sóc, chẩn đoán và điều trị tốt nhất.
Hiện nay, tất cả các Trung tâm Tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc có cung cấp vắc xin phòng ngừa bệnh thủy đậu Varilrix (Bỉ) với giá khoảng 935.000 đồng và Varivax (Mỹ) với giá khoảng 985.000 đồng (Giá bán lẻ tham khảo, có thể sẽ thay đổi theo từng thời điểm).
Để tư vấn, đặt lịch tiêm chủng vắc xin phòng ngừa bệnh thủy đậu Varilrix và Varivax mời quý khách đăng ký thông tin tiêm chủng qua hotline 18006928 để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục, đồng thời hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.
Bài viết trên hy vọng đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan về bệnh thủy đậu ở trẻ. Cha mẹ đừng chủ quan với tình trạng bệnh thủy đậu ở trẻ, hãy áp dụng các biện pháp điều trị và chăm sóc thích hợp, tránh để lại các biến chứng đáng tiếc ở trẻ.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Bác sĩ đã có trên 20 năm kinh nghiệm làm việc với vai trò là Bác sĩ điều trị, đặc biệt là các bệnh liên quan đến chuyên ngành Truyền Nhiễm, Nhiệt đới. Nhiều năm trực tiếp thực hiện nghiên cứu về bệnh Sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, với đối tác là Đơn vị nghiên cứu Lâm sàng của Đại học Oxford tại Hà Nội và hơn 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tiêm chủng Vắc xin: Nghiên cứu, đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn,... Đặc biệt là lĩnh vực xử trí các phản ứng sau tiêm.